TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

  • Đình Lành Cao
  • Nguyễn Thị Lan Anh

Tóm tắt

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư với nhau nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đối tượng của các giao dịch chứng khoán – bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành, gắn liền với các quyền về tài sản (quyền hưởng cổ tức và các quyền khác gắn với quyền sở hữu chứng khoán của tổ chức phát hành) và quyền nhân thân, trong đó quan trọng nhất là quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Trong tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán, yêu cầu công khai, minh bạch về thông tin có ý nghĩa quan trọng cho việc ra các quyết định đầu tư. Hành vi trục lợi từ việc không chấp hành, tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin, lợi dụng việc biết thông tin nội bộ để mua hoặc bán chứng khoán nhằm mục đích trục lợi hoặc không trung thực trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán… đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường. Từ nguyên tắc một người (bao gồm cá nhân và pháp nhân) phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự, nên dù Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi 2010 quy định có nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng khoán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán chỉ được áp dụng đối với các tội phạm do Bộ luật Hình sự quy định.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-27