XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

  • Đình Lành Cao
  • Mai Đăng Lưu

Tóm tắt

Cưỡng bức lao động là một trong những mặt trái của quan hệ lao động, xâm phạm quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao động, trong nhiều trường hợp trực tiếp xâm phạm tới nhân phẩm, các quyền tự do thân thể của người lao động. Khi tồn tại tình trạng cưỡng bức lao động, người sử dụng lao động không tôn trọng và không tính tới quyền lợi chính đáng của người lao động, do đó cưỡng bức lao động là một biểu hiện của sự bất công và không khuyến khích được tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Chính vì thế, duy trì tình trạng cưỡng bức lao động làm giảm năng suất lao động, không có lợi ích cho sự phát triển chung của xã hội. Việc phòng chống lao động cưỡng bức, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi cưỡng bức lao động mang lại nhiều lợi ích quan trọng, cụ thể như: Bảo đảm công bằng cho người lao động, bảo đảm sự bù đắp tương xứng cho công sức mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình làm việc; ngăn chặn tình trạng bóc lột người trong quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ lao động nói riêng

Bài báo khoa học tập trung vào các nội dung: khái quát pháp luật việt Nam về lao động cưỡng bức và xóa bỏ lao động cưỡng bức qua việc phân tích cơ sở pháp lý từ Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Hình sự 2015, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006…, đồng thời phân tích thực trạng các hình thức lao động cưỡng bức còn tồn tại ở Việt Nam hiện nay. Từ những nghiên cứu đó chỉ ra các hạn chế và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-06-15