TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG AEC - THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

  • Nguyễn Chí Thắng

Tóm tắt

Dịch vụ pháp lý đã và đang đóng vai trò là một chất xúc tác quan trọng trong việc thúc đẩy các giao dịch xuyên biên giới và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDIs), là nền tảng cho các hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế. Bài viết này sẽ phân tích một số đặc điểm cơ bản của thương mại dịch vụ pháp lý trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt khi nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này vừa phát triển khối thương mại mười nước (Cộng đồng kinh tế ASEAN_AEC)[1], trở thành một "nam châm mới" thu hút đầu tư nước ngoài. Để đạt được mục tiêu của một "thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất" của AEC và thu hút FDIs hơn nữa, các Bộ trưởng Tư pháp của các nước ASEAN và cộng đồng pháp lý có thể kêu gọi một sự "tự do hóa thương mại dịch vụ pháp lý[2].

Bài viết cũng phân tích những điểm thách thức đối với sự tự do hóa dịch vụ pháp lý trong khu vực ASEAN, phân tích việc hội nhập kinh tế và ảnh hưởng của việc hội nhập này lên thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực ra sao. Cuối cùng, bài viết kết luận bằng việc đưa ra các kiến nghị về mặt chính sách cho các bên hữu quan và Chính phủ các thành viên AEC.


[1] AEC (ASEAN Economic Community) chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015.

[2] ASEAN  Economic  Community  Blueprint-Declaration  on  the  ASEAN,Economic  Community  Blueprint  (2007),  Xem tại http://asean.org/wp-content/uploads/archive/5187-10.pdf

Tác giả

Nguyễn Chí Thắng
ThS., Washington D.C-Hoa Kỳ
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-21