THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÓI CHUNG VÀ ĐẠI HỌC HUẾ NÓI RIÊNG

  • Đoàn Đức Lương
  • Đỗ Thị Diện

Tóm tắt

Ở Việt Nam, thương mại hóa quyền sở hữu công nghiệp chưa thực sự được quan tâm và còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhất là hoạt động thương mại hóa sáng chế từ các trường Đại học. Trong môi trường cạnh tranh cao của thương mại quốc tế, tầm quan trọng ngày càng tăng đang được đặt trong việc bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ. Trong đó, chiến lược thương mại hóa sáng chế có vai trò rất quan trọng trong quá trình kết hợp các nhà cung cấp công nghệ và người nhận, tiến tới đáp ứng nhu cầu xã hội, tránh lãng phí nguồn chất xám vô cùng có giá trị. Để đạt kết quả cao, cần thiết có sự phối hợp nhịp nhàng từ các chủ thể trong xã hội như: Nhà nước, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cộng đồng người tiêu dùng. Trong đó, Nhà nước cần quan tâm và đầu tư đúng mức vai trò của các trường Đại học trong hoạt động thương mại hóa sáng chế, để sáng chế từ các trường Đại học ra xã hội, phục vụ nhu cầu của con người.

Tác giả

Đoàn Đức Lương
PGS.TS., Giảng viên cao cấp trường Đại học Luật, Đại học Huế
Đỗ Thị Diện
ThS., Giảng viên trường Đại học Luật, Đại học Huế
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-03