PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC BẤT HỢP PHÁP TẠI NƯỚC NGOÀI

  • Đỗ Thị Quỳnh Trang

Tóm tắt

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, lao động xuất khẩu đã trở thành một vấn đề lớn của thời đại. Quy luật cung – cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch mức sống và thu nhập,…đã thúc đẩy quá trình dịch chuyển các nguồn lao động. Vấn đề về lao động di trú đã và đang trở thành mối quan tâm của toàn cầu. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó, việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong xu thế mở cửa, phù hợp với xu hướng quốc tế. Và như một hệ quả tất yếu, số lượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng ngày càng gia tăng. Pháp luật quốc tế đã có những quy định về quyền của người lao động di trú và đã tạo ra một hành lang pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhóm người lao động này. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam còn những điểm thiếu sót quan trọng khiến cho hệ thống pháp luật về người lao động di trú thiếu đồng bộ và gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế. Trong khuôn khổ bài viết, tác giải tập trung vào làm rõ các nội dung: pháp luật quốc tế về quyền của người lao động di trú bất hợp pháp, pháp luật Việt Nam và thực trạng về quyền của người lao động làm việc tại nước ngoài bất hợp pháp từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Tác giả

Đỗ Thị Quỳnh Trang
CN., Trường Đại học Luật, Đại học Huế
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-30