ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

  • Lê Thị Nga

Tóm tắt

Bài viết nhận diện đặc điểm án lệ trong pháp luật Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với các tư duy về án lệ với các hệ thống pháp luật truyền thống trên thế giới.

Trong suốt giai đoạn từ năm 1946 đến 2015, pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa không coi án lệ là nguồn của luật, mặc dù trên thực tế các Tòa án trong hoạt động xét xử vẫn coi đó là một dạng "tiêu chuẩn" để đối chiếu và được biết đến dưới hình thức "Hướng dẫn công tác xét xử". Với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của các quan hệ xã hội, các hệ thống pháp luật trên thế giới, trong đó có pháp luật Việt Nam, một mặt vẫn tiếp tục khẳng định tính đặc thù trong tư duy về nguồn của pháp luật. Mặt khác, không thể phủ nhận vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử, trong những trường hợp các thẩm phán trong quá trình xét xử có những bất đồng quan điểm trong việc áp dụng pháp luật  nhằm bảo đảm sự thống nhất của pháp luật.

Tác giả

Lê Thị Nga
TS., Giảng viên Khoa luật Hành chính - Trường Đại học Luật, Đại học Huế
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-30