THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KHI CÁC BÊN VỪA CÓ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI, VỪA CÓ THỎA THUẬN TÒA ÁN

  • Nguyễn Minh Hằng

Tóm tắt

Luật Trọng tài thương mại được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 thay thế Pháp lệnh Trọng tài năm 2003. Theo đó, luật này đã ghi nhận chủ trương mở rộng các hình thức giải quyết tranh chấp trong các hoạt động kinh doanh, thương mại, khuyến khích các bên tranh chấp lựa chọn hình thức trọng tài, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thuận lợi cho việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Mặc dù đã có những quy định cụ thể trong luật về phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài thương mại và Tòa án, tuy nhiên trong trường hợp nội dung hợp đồng thể hiện ý chí các bên vừa có thỏa thuận trọng tài, vừa có thỏa thuận tòa án mà thỏa thuận về thẩm quyền của Tòa án bị vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không rõ ràng đã tồn tại cách vận dụng luật khác nhau dẫn đến làm hạn chế quyền lựa chọn thẩm quyền của đương sự khi khởi kiện tới Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng trọng tài. Bài viết đề cập đến vướng mắc từ thực tiễn xác định thẩm quyền theo thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận tòa án từ quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010

Tác giả

Nguyễn Minh Hằng
PGS.TS., Trưởng khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-29