Đánh giá bước đầu các "bằng chứng pháp lý" của Trung Quốc đưa ra đối với chủ quyền quần đảo Trường Sa/Initial assessment on “legal evidence” of Chinese sovereighty over Spratly Islands brought out by Chinese authorities

  • Phan Văn Song

Tóm tắt

Từ việc phân tích những lập luận về các “bằng chứng pháp lý” của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa được công bố trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tác giả bài viết bước đầu nhận định:

Bằng chứng để khẳng định rằng dân Trung Quốc phát hiện và đặt tên trước tiên cho các đảo ở Trường Sa là chưa thuyết phục. Do đó, khó có cơ sở để dẫn đến lập luận tiếp theo là Trung Quốc với tư cách nhà nước đã phát hiện quần đảo này đầu tiên như đòi hỏi của luật pháp quốc tế.

Cùng với người dân các nước khác, người dân Trung Quốc với tư cách tư nhân đã từng có mặt ở Trường Sa nhưng Trung Quốc chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục về việc nhà nước Trung Quốc thực thi chủ quyền có hiệu quả ở quần đảo này, dù chỉ là bằng chứng về hành động chiếm hữu tượng trưng với tư cách nhà nước cho đến trước năm 1946.

Bằng chứng về ý định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa cho tới năm 1939 vẫn còn mù mờ. Hành động chiếm cứ đảo Ba Bình vào tháng 12 năm 1946 là bất hợp pháp, do đó các bằng chứng về thực thi chủ quyền từ đó trở về sau là không rõ ràng về mặt pháp lý.

Từ đó, có thể nói, Trung Quốc chưa có bằng chứng pháp lý thuyết phục cho chủ quyền của họ ở quần đảo Trường Sa và cũng không có nhiều triển vọng là họ có thể cung cấp thêm bằng chứng gì thuyết phục hơn.

ABSTRACT

From the analysis of the arguments about the “legal evidence” of China for Spratly Islands published on the website of the Ministry of Foreign Affairs of China, the author initially considers that:

Evidence to confirm that the Chinese first discovered and named the islands in the Spratlys is not convinced. Therefore, it is unreasonable to direct to the next argument that China, as a State, first discovered the islands as required by international law.

Along with the people of other countries, the Chinese people were individually present in the Spratlys, but China has not given evidence about the Chinese government effectively enforce sovereignty in the islands, even the evidence of symbolic possession as a state until 1946.

Until in 1939, the evidence of China’s sovereign intention over the Spratly Islands was still unclear. The action of occupying Ba Bình island (Itu Aba) on January 12, 1946 is illegal; as a result, from then on, the evidence of sovereignty enforcement is legally unclear.

From that point, it can be said that China has not persuasively proven its legal sovereignty in the Spratly Islands, and it is unpromising that China is able to provide more convincing evidence.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-12-25
Chuyên mục
BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM