Sư Nguyệt Chiếu với sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ/Most venerable Nguyệt Chiếu with his contributions to the ritual music of South Vietnam

  • Trần Phước Thuận

Tóm tắt

Bài viết tổng thuật các ý kiến đánh giá và những nhận định chung tại cuộc hội thảo khoa học “Sư Nguyệt Chiếu với sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ” do Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào ngày 27/9/2007.

Sinh ra và lớn lên tại quê hương Bạc Liêu, sư Nguyệt Chiếu là một trong những người tiên phong xây dựng phong trào đàn ca tài tử và nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX. Ông là người góp công lớn trong việc tu chỉnh và hệ thống bảy bản Bắc lớn làm nền tảng cho nhạc lễ cổ truyền để từ đó chấn hưng nhạc lễ Phật giáo Nam Bộ. Ông đã trực tiếp đào tạo nhiều lớp nghệ nhân, nghệ sĩ đàn ca tài tử, cải lương và nhạc lễ nổi tiếng, góp phần quan trọng vào việc duy trì và phát triển bản Vọng cổ trở thành bản nhạc nòng cốt của bộ môn nghệ thuật cải lương.

Công lao của sư Nguyệt Chiếu và những người đã có đóng góp xuất sắc đối với nền âm nhạc cổ truyền Nam Bộ như Nhạc Khị, Lê Văn Túc, Trịnh Thiên Tư, Lư Hòa Nghĩa, Mộng Vân, Trần Tấn Hưng...cần được ghi nhận và có hình thức đối đãi tương xứng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của địa phương và đất nước.

ABSTRACT 

The essay gives an account of the general evaluation and comments put forward in the symposium, which was held on 27 September, 2007 by the Management Board of Bạc Liêu Buddhism.

Born and brought up Bạc Liêu, the monk was one of the pioneers for the type of music “Tài Tử” [kind of folk voacl and instrumental music originates from the Mekong Delta in South Vietnam] in the first half of the 20th century. He is noted for his contributions to the amendment and systemization of the seven “bản Bắc” [the seven pieces of Northern tunes] for traditional ritual music, and as a result helped enhance the traditional ritual music of the South Vietnam Buddhism.

He, in person, helped train numerous generations of musicians, instrumentalists and singers for “tài tử” music, “cải lương” [Traditional folk opera originating from South Vietnam] and ritual music and consequently contributed to the preservation and development of “vọng cổ” [tradional folk vocal and instrumental music originates from the Mekong Delta]. Thanks to this “vọng cổ” became the basic music for “cải lương”.

The merrits of Most venerable Nguyệt Chiếu and other people such as Nhạc Khị, Lê Văn Túc, Trịnh Thiên Tư, Lư Hòa Nghĩa, Mộng Vân, Trần Tấn Hưng...for their contributions to the South Vietnam music should be properly recognized and esteemed in the efforts to preserve and enhance the traditional culture of the region in particular and of the nation in general.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-04-12
Chuyên mục
ĐẤT NƯỚC - NHÂN VẬT