Bước đường lưu lạc của Kinh Đạo Nam-một áng văn yêu nước dưới màu sắc tôn giáo/How the book Kinh Đạo Nam, a literary religious patriotic work, wound its way through the country

  • Đào Hùng

Tóm tắt

Trong xã hội Việt Nam xưa, việc tổ chức những buổi giáng bút của các bậc tiên thánh thường diễn ra tại các đền thờ Đạo giáo, thường gọi là thiện đàn. Đây là một hoạt động tôn giáo khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là từ sau thất bại của phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục, nhiều nhà Nho yêu nước đã rút lui sau các thiện đàn để tiếp tục tuyên truyền những tư tưởng ái quốc, do đó phong trào thiện đàn phát triển khá mạnh mẽ.

Việc giáng bút thường để lại những bản kinh ghi lại lời dạy của các bậc tiên thánh. Tuy là một hoạt động mang tính chất thần bí, nhưng nội dung những bài giáng bút phần nhiều mang tư tưởng yêu nước dạt dào. Kinh Đạo Nam là bản kinh tập hợp các bài thơ văn giáng bút của Đệ nhất Thánh mẫu Vân Hương, tức Mẫu Liễu Hạnh và các vị nữ thánh khác. Kinh được ông Nguyễn Ngọc Tỉnh chấp bút vào năm 1923, sau này được học giả Đào Duy Anh sưu tầm và khảo chứng, gần đây, nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Thị Thanh Xuân đã phiên âm và chú giải, nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2007.

ABSTRACT 

In the old Vietnamese society, a session of “cầu cơ giáng bút” [a ceremony in which a medium is to write down that he is to be initiated by the fairies and saints] was usually held at Taoist temples often called “thiện đàn”. This was a quite popular religious activities in the country, especially after the downfall of the movement “Đông Du” and “Đông Kinh nghĩa thục”: A lot of patriotic confucianists withdrew to these “thiện đàn” to continue their propaganda for patriotism. As a result, a movement for “thiện đàn” sessions was widely developed.

Sessions of “cầu cơ giáng bút” were often expected to leave texts of Taoist teachings. Even through they were purely religious activities, the contents of the texts were immersed in enthusiastic patriotic spirit. Kinh Đạo Nam is a collection of the initiated poems by “Đệ nhất Thánh mẫu Vân Hương” [The Supreme Goddess Vân Hương], alias “Liễu Hạnh Goddess”, and the other goddess. The teaching text editted by Mr Nguyễn Ngọc Tỉnh in 1923, and later was collected and defined by Scholar Đào Duy Anh. Recently it was transcripted and clarified with notes by the Chino-Nom researcher Nguyễn Thị Thanh Xuân.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-04-05
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ