Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược (Phần II)/Searching for a missing part of Vietnamese history through the book “Khâm định An Nam kỷ lược” (Part II)

  • Nguyễn Duy Chính

Tóm tắt

Cần tìm hiểu về các hoạt động văn hóa và chính trị trong suốt triều đại của vua Càn Long, đặc biệt là các nghi thức quân sự (quân lễ) trước và sau chiến tranh mà Joanna Waley-Cohen gọi là nền văn hóa quân sự.

Vào năm 1792, vua Càn Long rất hãnh diện về “Thập toàn võ công” của triều đại và tự phong danh hiệu “Thập Toàn Lão Nhân”. Các chiến công của ông bao gồm hai chiến dịch trấn áp các dân tộc thiểu số ở vùng Tứ Xuyên, ba lần đánh Tây vực, một lần dẹp tan cuộc nổi dậy ở Đài Loan, một lần mở rộng chiến tranh chống Miến Điện, một lần xung đột với Việt Nam và các lần đàn áp dân tộc ít người Khuyếch Nhĩ Khách ở Tây Tạng.

Để tưởng niệm các trận chiến, Càn Long đã viết khoảng 1.500 bài thơ văn ngự chế, phần lớn được khắc vào các tấm bia lớn và in vào tranh trang trí tại các đại sảnh và đình các bên trong hoàng thành. Phần lớn các cuộc lễ mừng chiến thắng này có sự tham dự của các chức sắc cao cấp và được ghi lại qua tranh vẽ của các họa sĩ cung đình.

Cùng với chiến lợi phẩm và vũ khí thu được từ lực lượng nổi dậy bị đánh bại, các bức tranh vẽ cũng được trưng bày ở Tử Quang Các, và trong Võ Thắng Điện.

Phần nhiều các tranh vẽ quân sự được khắc họa bằng đồng bản và cho in thành nhiều bản, dùng làm quà biếu của triều đình cho các công thần.

Nhà vua tổ chức các nghi lễ quân sự bao gồm các lễ duyệt binh và đại duyệt, mệnh tướng, đón chào các đội quân thắng trận trở về từ chiến trường, và hiến phù, thụ phù.

Về sau các sử sách có liên quan đến chiến tranh chính thức được biên soạn và xuất bản nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc truyền đạt thông tin giữa vua và các tướng lĩnh về những vấn đề quân sự và xây dựng thời hậu chiến. Tuy nhiên phần lớn những nội dung văn kiện công bố đều đã được hoặc chỉnh sửa, cải biên hay kiểm duyệt bởi Phương Lược Quán thuộc Quân Cơ Xứ.

ABSTRACT

It is imperative to take account of the different cultural and political activities in the long reign of the Qianlong Emperor, especially of the military rituals before and after the war, referred to in The Culture of War by Joanna Waley-Cohen.

By 1792, Emperor Qianlong prided himself on the Ten Military Victories of his reign and self-selected the title of “The Old Man of Ten Victories” (shiquan laoren). His triumphs included two campaigns against the Jinchuan tribes in Sichuan, three against the Zunghars, a Taiwanese rebellion, an extended war against Burma, a conflict with Vietnam and a war with the minority population of Gurkhas in Tibet.

In commemoration of the wars, the emperor personally authored approximately fifteen hundred poems and essays; many of them were engraved on enormous monuments and incorporated into paintings of adorned halls and pavilions within the imperial palaces. Many of these ritualistic celebrations of victory were attended by civil and military officials as well as visiting dignitaries and were recorded by court artists.

Along with trophies of the defeated rebels and their weapons, these paintings were exhibited in the Pavilion of Purple Light (Zi Guang Ge) and the Hall of Military Achievements (Wucheng Dian). Many of the military paintings were copper-engraved and reprinted to present as imperial gifts to honored individuals.

The emperor promoted military rituals that consisted of troop reviews and grand inspections (dayue), dispatching generals on campaigns (mingjiang), welcoming a victorious army upon return (jiaolao), and the presentation and reception of captives (xianfu, shoufu).

The official histories of the campaigns were later compiled and published to facilitate correspondence between the emperor and his generals in the execution of the wars and postwar reconstruction. However, many of the most classified statements were edited or censored by the military office of the Grand Council.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-03-27
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ