Trang trí pháp lam trên các kiến trúc cung đình Nguyễn.

  • Lê Thị An Hòa
Từ khóa: plh

Tóm tắt

Quá trình xây dựng các công trình kiến trúc tại Kinh đô Huế diễn ra chủ yếu dưới thời hai vị hoàng đế đầu triều là Gia Long (1802-1820) và Minh Mạng (1820-1841), sau đó được hoàn chỉnh dưới thời Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883). Đặc biệt, thời kỳ vua Minh Mạng xuất hiện vật liệu pháp lam mới để trang trí trên các công trình kiến trúc. Pháp lam dùng để trang trí trên các công trình kiến trúc cung đình nhà Nguyễn sớm nhất vào thời vua Minh Mạng thứ 14 (1833) là trên Điện Thái Hòa và lần lượt sau đó trên nghi môn ở cầu Trung Đạo sau cửa Ngọ Môn và lăng tẩm các vua Minh Mạng, Thiệu Trị. Các đề tài trang trí bằng pháp lam được thể hiện một hình thức độc đáo là “nhất thi nhất họa” và “nhất tự nhất họa”. Đây là hình thức trang trí chỉ riêng có ở kiến trúc triều Nguyễn. Nội dung “nhất thi nhất họa” là những bài thơ ngự chế của chính nhà vua với nhiều nội dung phong phú, ca ngợi về vẻ đẹp của đất nước, cảnh quan thiên nhiên, con người Việt Nam và những bức họa về hoa, lá, chim, thú… rất sinh động, đều được thể hiện trên chất liệu pháp lam với màu sắc tươi trẻ, sinh động và bền màu qua thời gian.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-24
Chuyên mục
Chuyên đề: PHÁP LAM HUẾ