Tổng quan về pháp lam và nhận thức mới về Pháp lam Huế thời Nguyễn.

  • Trần Đức Anh Sơn
Từ khóa: plh

Tóm tắt

Trong số các di sản văn hóa do triều Nguyễn (1802-1945) lưu lại ở Cố đô Huế, nổi bật nhất là pháp lam Huế. Đây là một một loại vật liệu kiến trúc men sứ và mỹ thuật, cốt làm bằng đồng, bên ngoài có tráng nhiều lớp men nhiều màu; tính năng chịu đựng các tác động ngoại lực, nhiệt độ, tác hại của mưa nắng và thời gian rất cao. Vì thế, loại vật liệu này thường được sử dụng để tạo thành các đồ án trang trí hình khối gắn trên đầu đao, đỉnh nóc, bờ quyết các cung điện; hoặc tạo thành các mảng trang trí phẳng, có hình vẽ phong cảnh, hoa cỏ, chim muông, thơ văn chữ Hán..., thường được gắn trên các dải cổ diềm ở bờ nóc hay bờ mái các cung điện, trên các nghi môn trong hoàng cung và lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế.
Mặc dù việc nghiên cứu pháp lam Huế đã diễn ra từ hơn 40 năm qua, tuy nhiên các nhà nghiên cứu về pháp lam vẫn không tán đồng trong nhiều vấn đề, như: nguồn gốc danh xưng pháp lam; đặc điểm kỹ thuật và mỹ thuật của pháp lam; việc phân lập các loại hình pháp lam thời Nguyễn ở Huế. Thậm chí, vẫn có ý kiến băn khoăn liệu pháp lam có thực sự được sản xuất tại Kinh đô Huế thời Nguyễn? Hay đó là sản phẩm ngoại nhập?
Từ những nguồn tư liệu mới được thu thập, kết hợp với những nghiên cứu về pháp lam trong các bảo tàng và các sưu tập tư nhân ở châu Âu và Trung Quốc, tác giả bài viết đưa ra những nhận định tổng quát và những kiến giải mới về pháp lam Huế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-24
Chuyên mục
Chuyên đề: PHÁP LAM HUẾ