Về ba khẩu súng thần công Hà Lan ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế/About three Dutch cannons at Huế Royal Antiquities Museum

  • Philippe Trương

Tóm tắt

Trong sưu tập súng thần công hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có 3 khẩu súng có nguồn gốc từ Hà Lan. Khẩu súng mang số hiệu BTH-TBKL2 53 do ông Kylianus Wegewaert đúc tại Kampen năm 1640 là một món quà do Công ty Đông Ấn Hà Lan đặt làm riêng cho chúa Trịnh, vì thế hoa văn trên súng vừa có hoa văn kiểu Việt Nam, vừa có hoa văn của Hà Lan. Khẩu súng mang số hiệu BTH-TBKL2 52 do ông Gerard Koster Bé đúc tại Amsterdam năm 1661 là một bảo vật đặt trên một thương thuyền quan trọng của Công ty Đông Ấn Hà Lan, về sau do lỗi thời nên mới được bán lại cho chúa Trịnh. Khẩu súng mang số hiệu BTH-TBKL2 54 được đúc vào khoảng 1677-1678, là vũ khí do chúa Trịnh đặt làm tại Batavia theo mẫu định sẵn làm bằng gỗ.

Ba khẩu thần công này là bằng chứng về việc mua bán vũ khí giữa chính quyền Đàng Ngoài của chúa Trịnh với Công ty Đông Ấn Hà Lan. Chúng có thể là những hình mẫu để sau này các vị vua triều Nguyễn dựa vào đó để đúc súng thần công ở Huế.

ABSTRACT

Among the collection of cannons displayed at Huế Royal Antiquities Museum, there are 3 guns originated from the Netherlands.

The cannon numbered BTH-TBKL2 53 was cast by Kylianus Wegewaert in Kampen in 1640. It was a gift only to the Trịnh Lord by the Vereenigde Oost-Indische Compagnie (VOC) so the patterns on the gun have both Vietnamese and Dutch style.

The gun numbered BTH-TBKL2 52 was cast in Amsterdam in 1661 by Gerard Koster The Younger. It was set on an important merchant ship of the VOC. Later, it was sold to Trịnh Lord.

The gun numbered BTH-TBKL2 54 was cast during 1677-1678. This gun was ordered by Trịnh Lord and cast in Batavia in conformable to a wooden design.

Those three cannons are the evidence of weapon trading between the Trịnh Lords in Tonkin and the VOC; and they could be the models for the Nguyễn emperors to cast their own cannons in Huế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-12-30
Chuyên mục
CỔ VẬT VIỆT NAM