Khảo về văn hiến Đại Việt qua trường hợp Hoàng đế Lê Thánh Tông/Research into Đại Việt civilization through Emperor Lê Thánh Tông’s case

  • Trần Trọng Dương

Tóm tắt

Bài viết tiến hành nghiên cứu văn hiến Đại Việt thế kỷ XV qua trường hợp Hoàng đế Lê Thánh Tông. Từ bối cảnh tri thức Nho gia Việt Nam trong lịch sử, bài viết khảo sát trên các phương diện kiến tạo văn hiến: 1) Con người cá nhân Lê Thánh Tông với tư cách là một nhà Nho hành đạo (mẫu hình Hoàng đế - Nhà nho); 2) Lược điểm các thư tịch hiện còn; 3) Thảo luận những đóng góp của ông đối với các vấn đề văn tự, ngôn ngữ và văn học; 4) Mở mang giáo hóa; 5) Thiết định pháp độ; 6) Thiết định phong tục. Bài viết đi đến nhận định rằng: Hoàng đế Lê Thánh Tông, ở một tầm tư duy chiến lược lâu dài, đã chuẩn bị hành trang để toàn bộ xã hội văn hóa Đại Việt phát triển và lan tỏa với nhiều biên độ và tầng bậc khác nhau ở hầu hết mọi lĩnh vực trong ba bốn trăm năm sau đó. Bài viết mở đầu cho một hướng khảo cứu cần phải tiếp tục trong thời gian tới.

ABSTRACT

This paper conducts research of the Đại Việt civilization in the fifteenth century through Emperor Lê Thánh Tông’s case. From the context of Vietnamese Confucian intellectuals in history, this article carries out a survey on the aspects of civilization construction:

1. Lê Thánh Tông himself as a practicing Confucian (patterns of Emperor-Confucian scholar);

2. Brief review of current bibliography;

3. Discussion of his contribution to characters, language and literature;

4. Education expansion;

5. Legislative establishment;

6. Custom establishment.

Then, the article considers that Emperor Lê Thánh Tông, with his a long-term strategic thoughts, had prepared a sound basis for the cultural and social development and spread of entire Đại Việt in almost every field up to three or four hundred years later. This article is aimed to commence a fresh research direction in the future.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-12-30
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ