Một cái tên trên bia tưởng niệm Khởi nghĩa Yên Bái.

  • Nguyễn Bá Dũng
  • Hoàng Ứng Huyền
Từ khóa: NBD

Tóm tắt

Bia tưởng niệm trong “Di tích Lịch sử Nguyễn Thái Học” tại TP. Yên Bái là nơi tôn vinh danh tính 13 Liệt sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng đã bị thực dân Pháp đưa lên máy chém tại đây ngày 17 tháng Sáu, 1930. Sự kiện này là kết cục bi tráng của cuộc khởi nghĩa “không thành công thì thành nhân” – như Đảng trưởng Nguyễn Thái Học chủ trương - vào ngày 10 tháng Hai cùng năm. Từ 90 năm nay, trong nhiều tư liệu, ngoài cái tên Nguyễn Văn Thịnh như được khắc trên bia tưởng niệm kia, còn có một cái tên khác, báo hiệu có thể nhầm lẫn.
Bằng cách tìm kiếm, đối chiếu và so sánh tư liệu, tài liệu lưu trữ, các tác giả xác định, Chiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh trong sự kiện Yên Bái, đã không bị xử chém; liệt sĩ đã thụ hình đích xác là một người khác, tên Nguyễn Văn Tính. Hơn thế, đây là khảo cứu đầu tiên công bố quê quán của Chiến sĩ Thịnh, người được giảm án từ tử hình thành khổ sai chung thân.
Do áp dụng phương pháp khảo cứu theo cách tiếp nhận không phê phán (uncritical), nhiều sử liệu danh tiếng đã chưa đảm bảo được độ tin cậy; đặc biệt trong nhiều ấn phẩm từ năm 2000 tới nay; là nguyên nhân cơ bản khiến xảy ra sai nhầm trong nhận thức sử kiện. Trường hợp Nguyễn Văn Tính - Nguyễn Văn Thịnh trong bài là ví dụ đáng kể.
Dựa vào cứ liệu lịch sử, nhóm tác giả bài viết cũng đề nghị các giới hữu quan sớm khắc phục sai sót cụ thể này trong các tài liệu chính thức.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-26
Chuyên mục
TRAO ĐỔI