Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita”­ thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu.

  • Trần kỳ Phương
Từ khóa: TKP

Tóm tắt

Kể từ khi phát hiện vào năm 1901, đài thờ Trà Kiệu đã được các học giả người Pháp quan tâm nghiên cứu. Năm 1929, Jean Przyluski diễn giải các cảnh này là minh họa cho truyền thuyết về vua Kaudinya, người sáng lập ra Vương quốc Phù Nam. Năm 1931, George Cœdès tiếp tục phân tích những cảnh này và không đồng ý với lối diễn giải của Przyluski; ông xác định những cảnh này là minh họa của một tác phẩm văn học thuộc Vaisnavite có liên hệ mật thiết với bộ kinh Bhagavatapurana. Năm 1963, Jean Boisselier nhận xét rằng Cœdès đã đưa ra cách lý giải có tính thuyết phục nhất về nội dung của các bức phù điêu được thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu.
Bài khảo cứu này đề xuất một cách lý giải mới, khác với giải thích của Cœdès, trong đó tác giả chứng minh rằng bốn cảnh thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu là một tác phẩm “điêu khắc kể chuyện” tường thuật “Lễ cưới công chúa Sita” một chủ đề thuộc sử thi Ramayana của Vālmīki; và đài thờ này có liên hệ đến một minh văn của vua Prakāçadharma cũng phát hiện tại Trà Kiệu có niên đại khoảng 657-687CN. Từ đó đưa đến một nhận định mới về nội dung cũng như niên đại của đài thờ Trà Kiệu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-26
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ