Một quân đội da vàng.

  • Farjenel Fernand (Hoàng Ứng Huyền, Nguyễn Bá Dũng dịch và bổ chú)
Từ khóa: m

Tóm tắt

Bài viết đề cập tới một sự kiện hầu như chưa được biết đến trong lịch sử Việt Nam. “Một Quân đội Da Vàng” là đề án được đề xuất vào năm 1911 của tướng Pennequin - Tổng Tư lệnh các Đội quân Đông Dương (1911 - 1913). Ông đã ở Đông Dương 19 năm trong giai đoạn 1877 - 1913.
Cơ sở của đề án bắt nguồn từ tình hình quân sự quốc tế ảnh hưởng đến sự phòng thủ Đông Dương: quân đội Trung Quốc mới sau Cách mạng Tân Hợi 1911, nước Xiêm (Siam) vũ trang, đế quốc Nhật Bản đánh bại Nga năm 1905 và chiếm Triều Tiên năm 1910, và lực lượng quân đội Pháp tại thuộc địa không đủ sức phòng thủ. Thấu hiểu sự mạnh mẽ của các chiến binh Việt qua thực tế chiến tranh; thấy được sự thay đổi của xã hội Việt Nam sau 30 năm thực dân hóa, đã xuất hiện tầng lớp trung lưu mà nước Pháp cần phải trông cậy vào, Pennequin nhận thấy con đường tiến tới độc lập ở các nước thuộc địa có thể bắt đầu bằng xây dựng một quân đội quốc gia với toàn bộ sĩ quan đều là người bản xứ. Đề án đã thất bại khi giới quan chức và thực dân ở Đông Dương phản đối mạnh mẽ.
Thế chiến I nổ ra buộc Nghị viện Pháp phải xem xét tái khởi động đề án để “tuyển mộ quân đội bản xứ” tham gia chiến tranh. Chí sĩ Phan Chu Trinh lúc này đang sống ở Pháp đã nhìn thấy trong việc tuyển mộ này cơ hội để thực hiện các ý tưởng hiện đại hóa. Đối với ông, nền độc lập cho đất nước chỉ có thể được chú ý đến sau một giai đoạn khởi sự ban đầu và đào tạo của xã hội Việt Nam, hướng tới nền kinh tế, chính trị và văn hóa hiện đại của phương Tây. Do đó ông nhìn thấy đề án này là một động lực chính trị khi gửi sang Pháp đào tạo các phần tử tiên tiến, những trí thức trẻ và lao động có chuyên môn. Nhưng chương trình này hoàn toàn dựa trên ý muốn của nước Pháp. Một lần nữa đề án của Pennequin lại thất bại, vẫn vì bọn thực dân thuộc địa ở Đông Dương. Lần này, nó bóp chết cả mong muốn của một nhà yêu nước Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-28
Chuyên mục
TƯ LIỆU