Diện mạo kịch bản tuồng truyền thống Việt Nam/Traditional Vietnam Aspect of Vietnamese “Tuồng” Scenarios

  • Nguyễn Tô Lan

Tóm tắt

Tuồng là bộ môn nghệ thuật sân khấu có quá trình phát triển dài lâu và là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt trong nhiều thế kỷ. Dưới thời phong kiến, nhờ sự tham gia sáng tác của nhiều thế hệ Nho sĩ nên kịch bản tuồng truyền thống có số lượng vở khá lớn với nội dung phong phú, phản ánh nhiều vấn đề văn hóa-xã hội, trở thành một bộ phận quan trọng trong di sản văn hóa nước nhà nói chung và lịch sử tuồng Việt Nam nói riêng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, số phận của kịch bản tuồng truyền thống cũng như số phận của thư tịch Hán Nôm nói chung gặp nhiều bước truân chuyên và bị mai một, thất tán khá nhiều. Dựa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau, tác giả bài viết bước đầu thống kê được 211 kịch bản tuồng truyền thống hiện đang được lưu giữ ở 19 cơ sở lưu trữ (trong nước và nước ngoài, công cộng hay tư nhân), từ đó tái hiện được phần nào diện mạo của một bộ môn nghệ thuật đặc sắc từng vang bóng một thời.

ABSTRACT

“Tuồng” (Vietnamese classical drama) has had a long process of development and has also been the indispensable spiritual food of Vietnamese people for centuries. Under feudalism, thanks to the creation of generations of Confucian scholars, there were a number of considerable traditional “Tuồng” scenarios with various contents  which reflected many cultural and social issues, and became an important part of the national cultural heritage in general and the Vietnamese history of “Tuồng” in particular. Through the vicissitudes of history, traditional “Tuồng” scenarios as well as Sino-Nôm bibliographies met with the same fate and so many of them were lost in oblivion. Based on many different sources, the author initially enumerated 211 “Tuồng” scenarios kept in 19 archive storage facilities (at home and abroad, public or private), which partly restored the aspect of a special genre of the resounding classical drama in the past. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-10-31
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ