Tìm hiểu cổ vật đồng bằng Cửu Long. Bài 2: "Nắp đậy" hay linh vật của thần Vishnu"/A Study on the Antiquities in the Mekong Delta. Part 2: An Ordinary "Lid" or a Sacred Object of Vishnu ?

  • Phạm Hy Tùng Bách

Tóm tắt

Năm 1944 L. Malleret tìm thấy ở Óc Eo một loại hình gốm cổ đặc biệt nhưng chỉ là các mảnh vỡ. Sau năm 1979 các nhà khảo cổ học Việt Nam tìm thấy nhiều hiện vật nguyên vẹn ở rải rác các tỉnh thuộc đồng bằng Cửu Long và đặt tên cho chúng là “nắp đậy”. Tác giả bài viết này chứng minh chúng là 2 vật linh của thần Vishnu: Ốc (Sankha) và đĩa lửa mặt trời, được cư dân đồng bằng Cửu Long “lắp ghép” lại thành một vật thể xua đuổi tà ma. Qua đó tác giả đưa ra kết luận xưa kia cư dân nơi này đã chủ động biến thể Hindu giáo khi tôn giáo này du nhập vào vương quốc Phù Nam. Ngoài ra tác giả công bố thêm hai loại hiện vật có ý nghĩa tương tự mà cho đến nay chưa có tài liệu nào nói đến, đó là ốc (Sankha) “lắp ghép” với hoa sen hoặc lá bồ đề.

ABSTRACT

In 1944 L. Malleret discovered at Óc Eo, just in fragments, a kind of ancient ceramic. After 1979, Vietnamese archiologists found a lot of intact samples of this kind of ceramic scattered around in the provinces in the Mekong Delta and named them “the lids”. The author of this article proves that these “lids” in fact are the 2 sacred objects of Vishnu: The shellfish (Sankha) and the disc of the sun’s fire which are often combined into a kind of amulet for exorcising evil spirits. By means of this assertion,the author concludes that the local people here changed Hinduism as this religion was introduced to Phù Nam Kingdom. In addition, he also declares the presence of two other similar objects which have not been mentioned in any documents so far: Shellfish (Sankha) combined with lotus flowers or with leaves of a bodhi tree.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-09-19
Chuyên mục
CỔ VẬT VIỆT NAM