Lượng giá giá trị kinh tế chủ yếu của phá Tam Giang/Evaluation of the Main Economic Values of Tam Giang Lagoon

  • Mai Văn Xuân

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm lượng giá những giá trị kinh tế chủ yếu của phá Tam Giang, một phần của hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong năm 2005, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên không thuận lợi, ngành nuôi trồng thủy sản ở đây phải gánh chịu nhiều mất mát. Ngoài ra, việc chăn nuôi gia cầm cũng bị ảnh hưởng bởi dịch cúm H5N1. Những hoạt động khai thác kinh tế trên đầm phá đem lại hiệu suất thấp. Đặc biệt, thu nhập hỗn hợp của nuôi trồng thủy sản lỗ 7,8 tỷ đồng. Hoạt động đánh bắt tự nhiên đạt giá trị cao nhất: 16,3 tỷ đồng; sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 6,9 tỷ đồng; hoạt động khai thác rong cỏ chỉ đem lại 2,9 tỷ đồng. Giá trị thu nhập hỗn hợp bình quân của bốn hoạt động khai thác kinh tế trên đầm phá là 4,4 triệu đồng/ha/năm. Là ngành kinh tế chính trên vùng đầm phá, hoạt động nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong 5 năm gần đây, tần suất mất mùa ngày càng tăng.

Nhằm quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đầm phá một cách bền vững, các tác giả đã đề xuất cần tăng cường các giải pháp quản lý; cải tiến công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết; đa dạng hóa các đối tượng nuôi; xây dựng hệ thống dịch vụ có chất lượng và hiệu quả cao...

ABSTRACT

This study is on valuation of main economic values of the Tam Giang lagoon - a part of Tam Giang-Cầu Hai lagoon complex. Findings of our study show that in 2005, in influence of inconvenient natural conditions Aquaculture suffered serious loss; poultry raising was affected strongly by avian flu H5N1. Therefore, economic values of these activities were very low. Particularly, total of aquaculture mixed income (MI) was at loss of 7.8 billions; natural aquatic catch reached to 16.3 billions, agriculture was of 6.9 billions, and sea-grass exploitation was of 2.9 billions VND. The average mixed income of the 4 activities was of 4.4 millions per hectare. Being a main economic activity in the lagoon aquculture faces to many challenges. For the last 5 years, frequency of bad harvest of aquaculture has been significantly increasing.

For more sustainable management and use of Tam Giang lagoon resources, several main solutions are recommended, including: i) inovating management mechanism, ii) reconsidering the master plan, iii) aquatic diversification, iv) building the service systems such as providing shrimp breeds, foods, desease prevention..., and v) enhancing post-harvest technology and marketing.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-09-19
Chuyên mục
MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI