Nam Hải chư đảo lịch sử địa danh khảo luận (Tiếp theo)/A Study on History of Geographical Names of Islands in South China Sea (Continued)

  • Phạm Hoàng Quân

Tóm tắt

Dựa trên các cứ liệu thành văn có thể khảo sát được, tác giả phân chia quá trình nghiên cứu Nam Hải chư đảo của học giới Trung Quốc từ năm 1909 đến năm 2005 thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ 1909 đến 1947 là giai đoạn sơ thám (tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 (69). 2008), giai đoạn sau từ 1948 đến 2005 là giai đoạn bột phát và định hình. Để tìm hiểu giai đoạn sau, tác giả lần lượt điểm qua các bài viết trên các báo hoặc tạp chí, các công trình nghiên cứu đã in thành sách, các địa đồ và địa đồ tập, các văn kiện của chính phủ Trung Quốc.

So với giai đoạn sơ thám, các công trình nghiên cứu về Nam Hải chư đảo trong giai đoạn bột phát và định hình được triển khai trên diện rộng với sự bùng nổ về số lượng, dày dặn và chuyên sâu hơn, đặc biệt tập trung khai thác sử liệu để gắn kết đảo danh và lập thành hệ thống lý luận chứng minh “chủ quyền trong lịch sử”. Điều này có thể lý giải rằng, đây là động thái của Trung Quốc nhằm đối phó với Việt Nam, quốc gia hiện đang sở hữu hai trong bốn quần đảo ở Nam Hải với những chứng cứ liên tục, chặt chẽ và ổn định.

Điểm qua một số công trình nghiên cứu về Nam Hải chư đảo trên các báo san, tác giả nhận xét quá trình chạy đua theo số lượng của học giới Trung Quốc đã bộc lộ ba mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa các dữ kiện trong cùng một bài viết hoặc công trình nghiên cứu; mâu thuẫn trong cách lập luận trên dữ liệu giữa các tác giả cùng thời kỳ; và mâu thuẫn trong cách vận dụng sử liệu và lý giải dữ kiện giữa giai đoạn sơ thám và giai đoạn bột phát, định hình.

ABSTRACT

            Basing on available textual documents, the author divides the process of research on the islands in  the South China Sea from 1909 to 2005  into two stages: The first stage just of preliminary survey from 1909 to 1947 (see Research and Development Magazine  4(69). 2008), and the second from 1948 to 2005 with booming activities and established planning. For his research on the second stage the author reviews articles on newspapers and magazines, published research works, maps and  books of maps, and Chinese government documents.

            Compared to the first stage of preliminary survey, the next course of research, the stage of flourishing activities and established planning, was carried out on a wide range and  big scale as regards quantity, thoroughness and professionalism, especially the efforts to gather historical data so as to organize the names of relevant islands into a logical line and as a result create a reasoning method to prove “a historical ownership of China”. That is China’s move to deal with Vietnam, the nation that is traditionally in possession of two of the four archipelagoes in the South China Sea by means of continuous, solid and stable evidences.

        Studying several Chinese research works concerning the islands in the South China Sea printed on newspapers and magazines, the author realizes that the Chinese research circle’s race to amass as much as possible convincing data have been caught in three faults of contradictions: Contradictions between data given in the same article or research work; Contradictions in the reasoning based on different data from different contemporary articles or research works ; And contradictions in the way to use and interpret historical data from the first and second stage of research mentioned above.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-09-14
Chuyên mục
TƯ LIỆU