Nghiên cứu về ngôi đền Mỹ Sơn E1/A Study on the Mỹ Sơn E1 Temple

  • Trần Kỳ Phương

Tóm tắt

Trong bài này tác giả chứng minh có hai giai đoạn sử dụng của đài thờ Mỹ Sơn E1. Thuở ban đầu, đài thờ Mỹ Sơn E1 chính là một đế tháp bằng sa thạch để dựng một ngôi đền bằng gỗ có kích thước nhỏ. Đây là một ngôi đền mà nội điện của nó là một không gian mở để bày một bàn thờ yoni-linga gắn trực tiếp vào đế tháp. Về sau, ngôi đền này được nới rộng. Trong khi trùng tu, đế-tháp bằng sa thạch của ngôi đền Mỹ Sơn E1 nguyên thủy đã được cải tạo thành một đài thờ cũng để dựng một bộ yoni-linga  tại nội điện mở của ngôi đền.

Nghiên cứu này góp phần tiếp cận với những kiến trúc Ấn Độ giáo (Hindu) của nghệ thuật Chiêm Thành vào thời kỳ đầu, cung cấp những nhận thức mới về tiến trình xây dựng đền-tháp trong thế kỷ thứ 7 và thứ 8.

ABSTRACT

In this paper, the author argues that there were two periods of the Mỹ Sơn E1 pedestal. Originally, the pedestal was a sandstone foundation-base of a small wooden temple; this was an open-air temple housing a yoni-linga  set. Later this temple was restored and enlarged; during this rebuilding and enlargement the former sandstone foundation-base of the temple was converted into an icon pedestal base inside the Mỹ Sơn E1 temple.

This study deals with the approach to the early Hindu architecture of Champa arts, providing the new insights into the processing of the structure of temple-towers during the early period in the 7th and  8th centuries.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-09-07
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ