Đôi điều về minh văn trên gốm sứ (Phần 2: Một vài minh văn đáng chú ý)/About the Inscriptions on Vietnamese Ceramics (Part 2: Some Attention-catching Inscriptions)

  • Nguyễn Quảng Minh
  • Nguyễn Mộng Hưng

Tóm tắt

Trong phần hai này, các tác giả giới thiệu ba minh văn đáng chú ý trên gốm sứ Việt Nam. Minh văn cổ nhất trên bình gốm men vàng nhạt trong sưu tập Cl. Huet ở Bảo tàng Hoàng gia về Nghệ thuật và Lịch sử, Brussels, Bỉ với 11 chữ viết dọc, đọc là Năm Kiến Hòa [thứ] ba, tháng nhuận, ngày hai mươi, [người] họ Lý làm; tức thứ tư ngày 15 tháng 5 năm 149 sau Công nguyên. Minh văn thứ hai gồm hai chữ Bình Tam viết bằng que nhọn ở mặt dưới vung chõ gốm với niên đại thế kỷ 1-3 sau Công nguyên. Minh văn thứ ba được chú ý hơn vì đã có tranh luận từ những năm 30 thế kỷ 20 đến nay; đó là 13 chữ Nho viết đều đặn quanh vai lọ sứ đang bảo quản tại các Bảo tàng Topkapi Sarayi, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi trình bày tình hình tư liệu, mô tả và biện luận về từng chữ, từng cụm từ, nhất là về nhân xưng học lịch sử và truyền thống, các tác giả cho rằng có thể dịch minh văn bằng chữ Nho trên sang chữ Việt hiện nay như sau: Năm Đại Hòa [thứ] tám, [người] thợ thủ công [ở] châu Nam Sách [tên là] Bùi Thị Hý viết/vẽ; đó là năm 1450 sau Công nguyên. Như vậy bà thợ này viết minh văn trên ở phủ Nam Sách nhưng vẫn dùng đơn vị hành chính châu Nam Sách do quân Minh áp đặt khi họ xâm chiếm nước ta (1407-1426). Phụ lục trình bày một phân tích phê phán, tổng quan về những hiện vật mới được công bố ở Hải Dương liên quan đến bà Bùi Thị Hý. Hy vọng rằng sự cởi mở cộng tác, minh bạch và tôn trọng phương pháp khoa học sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề đáng lưu ý này. 

ABSTRACT

In this second part, the authors presented three most interesting inscriptions on Vietnamese ceramics. The first one was vertically inscribed with a sharp thing on the body of the light ivory-glazed jar conserving in Musées Royaux d’Arts et d’Histoire, Brussels, Belgium. This 11-character inscription reads: The Third Year of Kiến Hòa [Jianhe] Reign, Intercalary Month, 20th Day, Made by [a Member of] the Lý Family. This becomes: Wednesday May 15th, 149 CE. The second one is probably a 2-character maker’s name (Bình Tam) on the downside of the rice-steamer’s cover made in 1st–3rd c. CE. These two inscriptions shared the same writing way, calligraphic presentation and rather primitive glazing technique. The authors concentrated their attention on the 13-brush-writing-character inscription of the famous 1450-made vase (Topkapi Sarayi Museums, Istanbul, Turkey). Evidence from extensive literature review (from 1933-34 on), detailed and comparatrive description of every character, calligraphic writing style, historical and geopolitical situation, traditional and historical onomastics permited to read it as Đại Hòa bát niên tượng nhân Nam Sách châu Bùi Thị Hý bút, i.e. Painted/written by Bùi Thị Hý, the craftspeople of Nam Sách châu in the 8th year of Đại Hòa [1450 CE]. Thus, the female artisan (not the potter) lived in Nam Sách phủ but she still used the administrative nomenclature from the Ming occupation period (1407-1426). A critical, synoptic analysis of recently surfaced artefacts (in Hải Dương Province) related to Ms. Bùi Thị Hý is described in the Appendix. Hopefully the transparency, open cooperativeness and appropriate methodology would be respected in this highly problematic issue.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-31
Chuyên mục
CỔ VẬT VIỆT NAM