Suy nghĩ thêm về các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kỳ nửa sau thế kỷ XIX/Vietnamese Struggle Against French Invasion in the South During Second Half of 19th Century

  • Trần Viết Ngạc

Tóm tắt

Do tính cách phức tạp của bối cảnh lịch sử Việt Nam cận đại (từ 1858), nhiều ý kiến sai lạc và ngộ nhận của một số nhà nghiên cứu đã tồn tại rất lâu và vẫn còn tiếp tục tồn tại nếu chúng ta không chịu khó gỡ dần. Ví dụ “Dụ Cần vương” của vua Hàm Nghi vẫn được gọi là “Chiếu Cần vương”, “Hàm Nghi đế chiếu”, dù là hai chữ mở đầu văn bản này ở các tài liệu gốc đã là chứng cứ cải chính hùng hồn.

Trong bài viết ngắn này, tác giả kiểm chứng lại hai sự kiện “Trương Định đề cờ” và bài thơ “Ngự chế” (sic) được nhiều người cho là của vua Tự Đức. Cuối cùng tác giả khẳng định các cuộc chiến đấu của Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực ở Nam Kỳ nửa sau thế kỷ XIX “là để giúp đỡ cho trào đình”.

ABSTRACT

On account of the complicated contemporary historical background of Vietnam (since 1958) many of researchers’ mistaken remarks were held to be correct for a long time and a number of them will still be regarded as correct if we do not devote our time and study to reconsider them. An example for this is king Hàm Nghi’ “Dụ Cần vương” [Appealing Statement for Support of the Royalty] is still referred to as “Chiếu Cần vương” [Decree for Support of the Royalty] or “Hàm Nghi đế chiếu” [king Hàm Nghi’s Royal Decree], even though the original text is begun by the name “Dụ Cần vương”, a undeniable evidence for the correct name that should be used.   

In this short article, the author reviews the two events “Trương Định đề cờ”  [Trương Định chose the slogan for his flag], and a “Royal poem”(sic) that are believed by many people to be composed by king Tự Đức. The author finally comes to a conclusion that all the struggles carried out by Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực in the South in the latter half of the 19th century “were in support of the royal Court in Huế”.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-16
Chuyên mục
TRAO ĐỔI