Hải quốc văn kiến lục: Khảo sát và trích dịch/"Hải quốc văn kiến lục": Examination and Translation

  • Phạm Hoàng Quân

Tóm tắt

Hải quốc văn kiến lục do tác giả Trần Luân Quýnh biên soạn vào đời nhà Thanh, nội dung ghi chép về địa lý, phong tục, vật sản và tình hình thương mại của nhiều quốc gia, vùng, đảo thuộc đông, tây, nam Á và hải trình từ Trung Quốc đến các nơi ấy. Từ cuối thập niên 50 của thế kỷ 20, sách này được học giới Trung Quốc liên tục trích dẫn, phân tích và suy luận nhằm tìm cách chứng minh chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ cách thức trích dẫn Hải quốc văn kiến lục của học giới Trung Quốc, tức cách sử dụng tư liệu vào mục đích nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết học giới Trung Quốc đều trích dẫn sai hoặc không đúng với tinh thần tư liệu gốc, tạo ra những lý luận xa rời tinh thần nguyên tác. Đáng tiếc là, một vài học giả Việt Nam, khi tiếp cận tư liệu này, lại chưa có sự tìm hiểu thấu đáo, mạch lạc nên đưa ra suy luận bồng bột.

Khảo sát và trích dịch Hải quốc văn kiến lục, chúng tôi nhằm cùng với độc giả tiếp cận ý nghĩa căn bản của nội dung sách này, qua đó có cái nhìn khách quan và cẩn trọng đối với những tài liệu thuộc về cổ sử biển Đông.

ABSTRACT

“Hải quốc văn kiến lục” [A monography of countries in Eastern, Southern, and Western Asia and relevant trading sea routes] written by Trần Luân Quýnh in the times of the Qing dynasty is about the geography, customs, specialties and the commercial activities of many countries, archipelagos, and islands in eastern, southern, and western Asia and the sea routes connecting China to those places. Since 1950’s, Chinese researchers have been constantly quoting this book, interpreting it and giving inferences to prove the Chinese historical ownership over the Paracel Islands and the Spratly Islands of Vietnam.

However, when we looked into the way the Chinese researchers quoted the documents for their research works, I found out that most of them made mistakes in their quotations or committed misinterpretations of the original documents, which led to wrong their inference. It is a pity that a number of Vietnamese scholars, due to their superficial study on this document, have put forward flighty remarks regarding the issue. 

Studying and quoting data from “Hải quốc văn kiến lục”, we hope the readers would have an opportunity to understand the basic ideas of this work and consequently have an objective view of it. One should be very careful with ancient documents regarding the East Sea.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-15
Chuyên mục
TƯ LIỆU