Tìm hiểu cổ vật đồng bằng Cửu Long (Phần III)/A study on the antiquities in the Mekong data (Part three)

  • Phạm Hy Tùng Bách

Tóm tắt

Trong bài viết này tác giả đưa ra 4 hiện vật lạ là chim đại bàng bằng ngọc của văn hóa Hồng Sơn (Trung Hoa), những miếng bạc có chữ hình (cái) nêm của văn minh Lưỡng Hà, miếng sa thạch màu da bò chạm khắc bò thần và chữ tượng hình giống như “con dấu” của văn minh Indus (tuy niên đại có muộn hơn), và tượng thờ hình chúa Giêsu bị đóng đinh. Qua đó, tác giả minh họa thêm ý kiến cho rằng vào thời Hậu kỳ Đá mới đã có cư dân tụ cư tại đồng bằng Cửu Long và muộn nhất vào thế kỷ II hay IV sau Công nguyên đã có các giáo sĩ  Ki Tô giáo đến đây giảng đạo.

Tác giả còn đưa ra quan điểm riêng là các hiện vật mà các nhà khoa học gọi là “con dấu” tìm thấy ở Mohenjo-daro (Ấn Độ) vào đầu thế kỷ XX không có công năng đóng dấu nên không thể gọi tên như vậy, nó được người xưa làm ra là để phục vụ tín ngưỡng. Đồng thời tác giả cũng công bố các cổ vật bằng đá, hợp kim thiếc, bằng đồng thau là những pho tượng bán thân hay tồn thân các thần linh và ở phần mặt dưới của đế tượng được chạm khắc minh văn. Đây là mảng cổ vật Óc Eo chưa có tài liệu nào nói tới. Qua việc xuất hiện phổ biến loại hình văn tự rất lạ trên các hiện vật kể trên (không phải là chữ Khmer cổ) tác giả cho rằng vào thời kỳ văn hóa Óc Eo, ở đồng bằng Cửu Long nếu có tộc người Khmer thì chỉ là nhóm thiểu số.

ABSTRACT

In this article the author introduces 4 strange samples: An eagle made of precious stone belonging to the Chinese Hồng Sơn culture, pieces of silver with words written in the form of wedges belonging to the Mesopotamia culture, a piece of brown yellow sand stone with a carving of the holy cow Nandin and ideograms looking like seals that belongs to the Indus civilization (dating back to a later time in comparison to the cultures mentioned above) and a statue of Jesus Christ nailed on the crucifix. The author uses these samples as further evidence for his belief that in the post-neolithic era the Mekong Delta already had its population and that at the latest, in the 2nd or 4th century Catholic missionaries already came to the place to propagate the religion. 

The author also makes known his own belief that the objects found in Mohenjo-daro (India) in the beginning of the 20th century, that scientists have so far asserted to be “seals”, were not made for such a function but they were to serve religious purposes. At the same time the author introduces antique samples made of stone, tin alloy, brass, that are busts or full statues of gods with epigraphs carved on their bottoms. This represents an aspect of Óc Eo antiquity that has not been mentioned by any documents. The popular appearance of a type of strange scripts on those antiques - that is different from Khmer written language- convinces the author to think that if the Khmer people had already inhabited the Mekong Delta in the times of the Óc Eo culture, they could only have been an ethnic minority here.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-15
Chuyên mục
CỔ VẬT VIỆT NAM