Khai quan thông thị/Re-opening the Frontier Passes and Lifting the Trade Embargo

  • Nguyễn Duy Chính

Tóm tắt

Ngay sau khi được nhà Thanh phong vương vào năm 1789, vua Quang Trung đã chủ động đề xuất với Thanh triều cho mở lại các cửa quan ở vùng biên ải hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn - vốn đã bị phong bế từ nhiều năm trước - để phát triển việc giao thương mua bán giữa hai nước. Sự việc được vua Càn Long nhanh chóng chấp thuận và sau một thời gian chuẩn bị, hai bên đã chính thức mở cửa thông thương vào đầu năm 1790.

Sự kiện này được đề cập giản lược trong sử nước ta, nhưng sử sách Trung Quốc lại ghi chép khá tường tận. Đọc lại các tư liệu này mới thấy việc mở cửa thông thương giữa hai nước Việt-Trung là một thỏa hiệp song phương mà cả hai bên đều nỗ lực thi hành nghiêm chỉnh nên ảnh hưởng của nó không chỉ tác động đến nền kinh tế nước ta mà còn cả vùng nam Trung Hoa. Và đây cũng là điểm tựa để vua Quang Trung tiếp tục đưa ra nhiều kế sách khác nhằm phát triển kinh tế và nâng tầm vị trí nước ta đối với Trung Hoa và trong cả khu vực Đông Nam Á.

ABSTRACT

Right after being conferred kingship in 1789, King Quang Trung proposed the re-opening the frontier passes - which were blocked for many years - in Cao Bằng and Lạng Sơn provinces to the Qing Dynasty in order to develop the trade between two countries. The proposal was immediately accepted by Emperor Qianlong, and after a short time of preparation, both sides officially opened the frontier passes for trading in early 1790.

This event was briefly mentioned in Vietnamese history, but was described thoroughly in Chinese history. Through these documents, it can be realized that the Chino-Vietnamese re-opening frontier passes for trading was a bilateral agreement that both sides strictly implemented, so it had made a positively impact not only on the economy of Vietnam but also on the whole southern region of China. This was also the lever for King Quang Trung to continue various plans in order to develop national economy and to enhance the position of Vietnam over China and other countries in the Southeast Asia.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-02
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ