Sự đóng góp của Giám mục Bá Đa Lộc vào công cuộc cải cách ở Gia Định/The Contribution of Bishop Pigneau de Behaine to the Reform in Gia Định

  • Nguyễn Duy Chính

Tóm tắt

Cho đến nay, việc nghiên cứu, đánh giá vai trò của Giám mục Bá Đa Lộc đối với sự nghiệp khôi phục vương triều Nguyễn vẫn còn là một đề tài mở với nhiều ý kiến và lập trường khác nhau, bênh và chống. Nhiều người kết án Giám mục Bá Đa Lộc có đầu óc thực dân đã mở đường cho cuộc xâm lăng Việt Nam của thực dân Pháp nhưng số khác lại cho rằng ông thuần túy chỉ là một vị thừa sai, những việc ông giúp Nguyễn Ánh ngoài tình bạn cũng chỉ nhằm mục tiêu được dễ dàng hơn trong việc truyền giáo sau này.

Trong biên khảo này, tác giả điểm lại khá chi tiết vai trò của Giám mục Bá Đa Lộc và những người Âu khác trong việc du nhập văn minh phương Tây vào công cuộc cải cách của Nguyễn Ánh tại vùng đất Gia Định. Theo tác giả, vào cuối thế kỷ 18, tại miền Nam nước ta đã hình thành một quốc gia với đầy đủ cơ chế, dung hợp thực lực bản địa với ba nguồn ngoại lực: từ Trung Hoa của những người di dân gốc nhà Minh, từ Xiêm La mà Nguyễn Ánh đã lưu ngụ rút tỉa kinh nghiệm chiến đấu, từ Tây phương do các vị thừa sai và những người Âu Châu sang giúp.

Những yếu tố ấy đã tạo cho Việt Nam một cơ hội rõ ràng để canh tân và đất Gia Định là một thí điểm rất tốt nếu được tiếp tục tiến hành những cải cách mà Giám mục Bá Đa Lộc đưa ra. Đáng tiếc là, sau khi đánh đổ được nhà Tây Sơn, vua Gia Long và con cháu ông lại theo đuổi chính sách bài Tây phương, ngả theo Trung Hoa, hầu như loại trừ mọi tiến bộ mà họ có được trong thời gian phục quốc để quay về mô hình nhà Thanh, một mô hình quân chủ lỗi thời và hủ bại.

ABSTRACT

So far, the research and evaluation on the role of bishop Pigneau de Behaine to the restoration of the Nguyễn dynasty is still an open subject with different protecting and opposing viewpoints. Many scholars accused him of having colonial mind and paving the way for the French aggression, others discussed that he was a pure missionary whose aim of helping Nguyễn Ánh, apart from the friendship between them, was to facilitate his missionary work afterwards.

In this article, the author gives a fairly detailed review of the role of bishop Pigneau de Behaine and other European people in the application of European civilization to the reform of Nguyễn Ánh in the area of Gia Định. According to the author, in late eighteenth century, there was the forming of a nation in the South combining internal forces with the three external factors coming from China, i.e. immigrants coming into the South following the fall of the Ming dynasty, from Siam (Thailand) where Nguyễn Ánh learnt from fighting experience during his stay there, and from Europe through the help of missionaries and other Europeans.

Those factors had given Vietnam a clear opportunity to innovate, and the area of Gia Định would have been a good model of carrying out the innovation presented by bishop Pigneau de Behaine. Unfortunately, after overthrowing the Tây Sơn dynasty, Emperor Gia Long and his successors pursued the anti-western policy, almost eliminating every progress they had made during the time of regaining the country and returning to the ruling model of the Qing Dynasty, an obsolete and corrupt monarchy.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-01
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ