Việc sử dụng tục ngữ và thành ngữ trong bài “Phú cải lương” của Nguyễn Thượng Hiền. /The use of proverbs and idioms in “The Ode to reforms” (Phú cải lương) by Nguyễn Thượng Hiền.

  • Triều Nguyên

Tóm tắt

Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) là nhà chí sĩ cách mạng nhiệt thành trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở nước ta vào đầu thế kỷ 20. Xuất thân là một nhà khoa bảng, ông chủ trương dùng văn chương thức tỉnh đồng bào cải cách hủ tục, đổi mới lề lối học tập, làm việc, tự cường để vươn lên. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có bài “Phú cải lương” nổi tiếng không chỉ ở giá trị nội dung mà còn độc đáo ở chỗ sử dụng rất nhiều tục ngữ, thành ngữ là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân.Bài viết này tìm hiểu việc sử dụng tục ngữ, thành ngữ trong bài “Phú cải lương” và thủ pháp vận dụng chúng một cách tài tình theo phép đặt câu của thể văn biền ngẫu, một trong những yếu tố chủ đạo làm nên giá trị nổi bật của tác phẩm. 
ABSTRACT
THE USE OF PROVERBS AND IDIOMS IN “THE ODE TO REFORMS”  BY NGUYỄN THƯỢNG HIỀN 
Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) was a fervent revolutionary in the struggle for independence in our country in the early 20th century. As a highly educated person, he advocated the use of literature to call upon the people to reform unsound customs, change the way of learning and working and promote self-improvement to rise. He composed many valuable works, one of which is “The Ode to reforms” (Phú cải lương), which is not only welknown for its content value but also unique in the use of many proverbs and idioms which are the words daily spoken by the common people.This paper studies the use of proverbs and idioms in "The Ode to reforms" and the way of using them skillfully in the literary form of parallel construction, one of the main factors that create the remarkable value of the work.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-14
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ