Những nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ giữa mô hình Davarãja tại các vương quốc cổ ở Đông Nam Á và tư tưởng “Cư Nho mộ Thích” thời các chúa Nguyễn.

  • Đặng Vinh Dự

Tóm tắt

Devarāja là mô hình/quan niệm/tục thờ cúng gắn liền với các vương quốc cổ chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á. Mô hình này là sự gắn kết giữa vương quyền và thần quyền với sự bảo trợ của thần Shiva (hoặc Vishnu) thông qua biểu tượng linga quyền năng giúp cho vị vua/vương có thể lãnh đạo đất nước một cách chính danh. “Cư Nho mộ Thích” cũng là một tư tưởng/quan niệm đã giúp các chúa Nguyễn an dân, ổn định tình hình xã hội trong bước đường mở mang bờ cõi về phương Nam. Dựa trên những đặc tính về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, bài viết chỉ ra sự ảnh hưởng của mô hình devarāja trong tư tưởng “cư Nho mộ Thích”.
ABSTRACT
PRELIMINARY STUDIES ON THE RELATIONSHIP BETWEEN DEVARĀJA MODEL IN ANCIENT KINGDOMS IN THE SOUTHEAST ASIA AND “CƯ NHO MỘ THÍCH” THOUGHT UNDER THE NGUYỄN LORDS.
Devarāja is a model / conception / custom of worship of ancient kingdoms influenced by Indian culture in Southeast Asia. This model is the link between kingship and divinity under the patronage of God Shiva (or Vishnu) through the powerful linga symbol that allows kings / lords to rule the nation in the right way. The thought / concept of “Cư Nho mộ Thích” (applying Confucian thought in ruling the country and Buddhist tenets in reassuring the people) has helped the Nguyễn lords to stabilize the social situation during the process of southward expansion. Based on the cultural, religious and spiritual characteristics, the article presents the influence of the Devarāja model in the thought of “Cư Nho mộ Thích”.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-02
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ