Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng.

  • Chu Xuân Giao

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, bằng việc phát hiện trở lại cuốn sách Cát thiên tam thế thực lục khắc in năm 1913 và những di văn liên quan ở Phủ Nấp (Vỉ Nhuế) huyện Ý Yên tỉnh Nam Định - một ngôi đền cách Phủ Giầy khoảng mười cây số - giới nghiên cứu đang chú ý đến hệ thống truyền thuyết tam thế luân hồi hay tam thế giáng sinh của Mẫu Liễu. Trong hệ thống này, lần giáng sinh thứ nhất của Mẫu Liễu được xem là ở Vỉ Nhuế (Phủ Nấp), lần thứ hai mới là Vân Cát (Phủ Giầy), và lần thứ ba là Tây Mỗ (Nga Sơn). Cần nhấn mạnh rằng, đây là hệ thống khác với hệ thống vốn quen biết lâu nay trong học giới gắn chặt với tác phẩm Vân Cát thần nữ truyện của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.  Tiếp nối những nghiên cứu về lần giáng sinh thứ nhất ở Vỉ Nhuế, bài viết này lần đầu tiên công bố kết quả khảo sát điền dã về lần giáng sinh thứ ba ở Nga Sơn. Sau khi tổng hợp, giám định, và phân tích tư liệu văn bản thu thập được từ thực địa ở Thanh Hóa và Nam Định, bài viết đưa tới hai điểm mang tính lý luận như sau. Một là, đề xuất thuật ngữ “tổ hợp thần Liễu Hạnh” hay “hệ thần Liễu Hạnh”. Hai là, luận giải về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh. Hiện tại, do tính kết cấu kép ở trung tâm, chúng tôi nhận thấy rằng, Đệ tam tiên chúa (tức Quế Hoa công chúa, sau thành Quế Anh phu nhân) có xuất thân ở vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) đồng thời vừa là vị tiên chúa thứ ba (trong bộ ba vị tiên chúa), lại vừa là lần giáng sinh thứ ba của chính Liễu Hạnh.
ABSTRACT
ON DUAL STRUCTURE IN THE CENTERS OF THE LEGEND OF THE “SYSTEM OF GODDESS LIỄU HẠNH”: ABOUT THE SURVEY OF LEGENDS ON THE THIRD GODDESS WORSHIPPED IN NGA SƠN AND NGHĨA HƯNG
In recent years, on rediscovering the book Cát thiên tam thế thực lục engraved in 1913 and related writings at Phủ Nấp temple (Vỉ Nhuế), Ý Yên district, Nam Định Province, about ten kilometers from Phủ Giầy temple, researchers are paying attention to the system of tam thế luân hồi (three cycles of samsara) or tam thế giáng sinh (three times of birth). In this system, the first birth of Mother Goddess Liễu Hạnh is said to be in Vỉ Nhuế (Phủ Nấp temple), the second is in Vân Cát (Phủ Giầy temple), and the third is in Tây Mỗ (Nga Sơn). It should be emphasized that this system is different from that of the story Vân Cát thần nữ truyện by Đoàn Thị Điểm.Following closely studies on the first birth of Liễu Hạnh in Vỉ Nhuế, this article first publicize the results of the field survey on her third birth in Nga Sơn. After synthesizing, surveying, and analyzing documents collected from field trips in Thanh Hóa and Nam Định, the article presents two theoretical arguments; firstly, the term “group of Goddess Liễu Hạnh” or “system of Goddess Liễu Hạnh”; secondly, the interpretation of dual structure in the core of the legend of the “system of Goddess Liễu Hạnh”. At present, due to the dual structure, we find that The Third goddess (Princess Quế Hoa, then Lady Quế Anh) who came from Nga Sơn (Thanh Hóa Province) was the third goddess (in the triad of Goddesses) and also the third birth of Goddess Liễu Hạnh herself.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-04-17
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ