Quán Thế Âm Bồ Tát - từ hình tượng trong văn hóa Phật giáo đến phương cách tiếp nhận của cư dân Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế dưới góc nhìn nhân học.

  • Đặng Vinh Dự
  • Dương Thị Hải Vân

Tóm tắt

Quán Thế Âm Bồ Tát là hình tượng phổ dụng và có sức lan tỏa lớn trong văn hóa Phật giáo, kể cả truyền thống Bắc tông cũng như Nam tông. Điều này được thể hiện ngay từ danh xưng, hạnh nguyện và cả hình tướng dạng nữ nhân mà Bồ Tát được biến đổi tại Trung Hoa. Cư dân Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế cũng giống như nhiều cộng đồng văn hóa khác trên thế giới tiếp nhận hình tượng Quán Thế Âm với nhiều sắc thái đáng chú ý. Việc lý giải những vấn đề này dưới góc nhìn nhân học sẽ giúp chúng ta thấy được nét đặc trưng vùng miền của hình tượng Quán Thế Âm trong tổng thể truyền thống chung vốn đã tồn tại ở văn hóa Phật giáo. 
ABSTRACT
AVALOKITESVARA BODHISATTVA – FROM THE IMAGE IN BUDDHIST CULTURE TO THE WAY OF ABSORPTION OF RESIDENTS IN THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - THỪA THIÊN HUẾ UNDER THE VIEW OF ANTHROPOLOGY
Avalokitesvara Bodhisattva (Goddess of Mercy and Compassion) is a universal image which has great pervasion in Buddhist culture, including traditional Mahayana and Hinayana Buddhism. It is manifested in the Bodhisattva title, promise and female form in China. The residents in Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, as well as many other cultural communities in the world receive the image of Avalokitesvara Bodhisattva with remarkable aspects. The interpretation of these issues under the view of anthropology helps us realize the regional features of the Avalokitesvara image in the general tradition that has existed in the Buddhist culture.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-01-24
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ