Sự thay đổi hệ hình văn học: Trường hợp phú Nôm Phật giáo dòng Trúc Lâm Yên Tử / Paradigm shift in literature: The case of Buddhism “Nôm” Odes in Trúc Lâm Yên Tử Zen sect

  • Trần Trọng Dương

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu sự thay đổi hệ hình văn học trung đại Việt Nam qua những kiểu bứng trồng về ngôn ngữ nghệ thuật, thể loại văn học, và chức năng của thể loại qua trường hợp phú Nôm Phật giáo. Tư liệu khảo sát bao gồm bốn bài phú Nôm của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử từ thời Trần đến thời Lê. Kết quả nghiên cứu cho thấy tư tưởng nhất quán của ý niệm nghệ thuật thiền là nền tảng thống nhất cho mọi sự thay đổi hệ hình. Mặt khác, sự bứng trồng thể loại, và quá trình nhập hệ chức năng thể loại, ngôn ngữ biểu đạt, hệ thống hình tượng, mỹ cảm nghệ thuật (qua các công án thiền, ngôn ngữ thiền,...) là những minh chứng rõ rệt cho quá trình thay đổi hệ hình văn học.

ABSTRACT

The article examines the paradigm shift of Vietnamese medieval literature through the transplantation in art language, literary genres, and functions of genres based on Buddhist Nôm (Chinese-transcribed Vietnamese) Odes. Documents for survey include four Nôm Odes of Trúc Lâm Yên Tử Zen sect from the Trần Dynasty to the Lê Dynasty. The results show that the ideological consistency of the concept of Zen art is the basis for every paradigm shift. On the other hand, the transplantation of genres and the import of functional system of genres, expressive language, system of images, sense of beauty in art (through Zen koans, Zen language,...) are specific proof of the process of paradigm shift in literature.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-02-02
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ