Phương thức truyền bá thư tịch Trung Quốc sang Việt Nam và sự ảnh hưởng đối với văn hóa triều Nguyễn/ Ways of spreading Chinese books into Vietnam and their influences on Vietnamese culture  under the Nguyễn Dynasty

  • Hà Thiên Niên (Đào Phương Chi dịch)

Tóm tắt

Thư tịch Trung Quốc truyền bá sang Việt Nam chủ yếu là thông qua các quan lại được sai đi làm việc công, trong đó có hoạt động sứ thần, những sách vở có được thông qua hoạt động mua bán mang tính thương nghiệp hoàn toàn không nhiều. Điểm này cũng gần với tình hình truyền bá sách vở chữ Hán sang Triều Tiên, nhưng lại khác với tình hình truyền bá thư tịch Trung-Nhật. Nguyên nhân là: thứ nhất, chế độ triều cống định kỳ Trung-Việt là có tính buôn bán trao đổi, sự tiện lợi ấy đã áp chế thương nghiệp mậu dịch thông thường; thứ hai, trung tâm mậu dịch Trung-Việt ở vùng Lưỡng Quảng, cách khá xa vùng trung hạ du Trường Giang, trung tâm phân phối thư tịch đời Thanh, điều đó đã đẩy giá của thư tịch lên cao. Việc Việt Nam in lại sách vở Trung Quốc không hề phổ biến. Kiểu phương thức vận chuyển chủ yếu là do các quan, trong đó có cả các sứ giả, mua về, đã khiến cho số lượng thư tịch Hán của Việt Nam tương đối ít, sự phân bố thư tịch Hán trong các giai tầng Việt Nam cực kỳ chênh lệch, lượng thư tịch Hán mà triều đình hoặc vương tộc có được là nhiều nhất, tiếp đó là sứ giả, nhân sĩ bình thường rất khó khăn để có được thư tịch Hán. Tình hình đó đã ảnh hưởng tới trình độ văn học của nhân sĩ Việt Nam, khiến cho triều đình nhà Nguyễn nhiều lần phải ban bố quan thư.

ABSTRACT

 

China bibliography spread into Vietnam mainly through officials assigned the tasks of diplomatic affairs, including diplomatic activities of the envoys; meanwhile, the books gained from trading activities were not much. It was almost the same as the situation of the spread of Chinese books into Korea, but quite different from that of Japan. The reasons were that; firstly, the periodical tributary system of China was the network of trade, which dominated common trading system; secondly, trading centers between China and Vietnam were located in Guangdong and Guangxi Provinces, away from the central and lower areas of Yangtze River, the centers for bibliography distribution under the Qing Dynasty, which made the cost of bibliography become expensive; they were mainly bought by Vietnamese mandarins, including the envoys; meanwhile, the fact that Chinese books were reprinted in Vietnam were not popular, which  made the number of Chinese bibliography in Vietnam relatively low; the distribution of Chinese books in Vietnamese social sections were very unequal, most of them belonged to the court or royal family, then to envoys; meanwhile, it was difficult for common people to obtain a Chinese book. It affected the knowledge of Vietnamese scholars, which made the Nguyễn court at Phú Xuân supply them with Chinese books from the Court many times.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-01-12
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ