Nguồn hàng và thương phẩm của Quảng Bình trong sự phát triển thương mại Đàng Trong thế kỷ XVI-XVIII/Product sources and merchandise in Quảng Bình Province with the development of trade in Cochinchina during the 16-18th centuries

  • Vũ Thị Xuyến

Tóm tắt

Danh xưng Quảng Bình chính thức xuất hiện vào năm 1604, khi chúa Nguyễn Hoàng (1525-1613) lập phủ Quảng Bình. Đất Quảng Bình dưới thời chúa Nguyễn bao gồm 3 huyện và một châu đó là: huyện Minh Linh, huyện Khang Lộc, huyện Lệ Thủy và châu Nam Bố Chính.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Quảng Bình có hệ sinh thái đa dạng với các nguồn hàng và thương phẩm đặc trưng của xứ nhiệt đới, đặc biệt là nguồn hàng lâm, thổ sản. Cùng với đó là nguồn hàng khoáng sản, các mặt hàng thủ công nghiệp như lụa, muối… cũng mang lại nguồn lợi lớn cho chính quyền Thuận Hóa. Trong sự bùng nổ của các quan hệ thương mại, Quảng Bình cũng là địa điểm cung cấp nhiều mặt hàng giá trị. Các thương phẩm này không chỉ phục vụ cho hoạt động thương mại mà còn đáp ứng nhu cầu của cư dân bản địa. Thông qua các hình thức trao đổi giữa miền ngược và miền xuôi, những mối liên hệ giữa đồng bằng và miền núi đã cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa biển và lục địa trong thương mại Đàng Trong.

ABSTRACT

The toponym of Quảng Bình appeared in 1604, when Lord Nguyễn Hoàng (1525-1613) established Quảng Bình Province. The area of Quảng Bình under the Nguyễn Lords consisted of 3 districts and a mountain district, i.e. Minh Linh, Khang Lộc and Lệ Thủy districts and the mountain district of Nam Bố Chính. 

Influenced by tropical monsoon climate, Quảng Bình Province has a diverse eco-system with specific sources of products of a tropical region, especially forest and local products. Moreover, minerals and handicraft items, such as silk and salt, etc... also brought great benefits for the government of Thuận Hóa Region. Quảng Bình provided many valuable goods during the development of trade relationships. These goods not only met the demand of trading market but also satisfied the needs of local residents. These forms of exchange between the highland and the lowland, and the relationship between the plain and the mountainuous area shows a close link between sea and land in the trade of Cochinchina.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-07-21
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ