Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc/Some thoughts on the educational differences between the North and the South of Vietnam

  • Vương Trí Nhàn

Tóm tắt

Tác giả bài viết là một người từ nhỏ được đào tạo theo cách giáo dục ở miền Bắc. Bài viết xuất phát từ những cảm nhận của tác giả trên đường tự nhận thức về nền giáo dục mình đã trải qua, khi lấy giáo dục miền Nam làm điểm đối chiếu, từ đó bước đầu làm rõ sự khác biệt giữa hai nền giáo dục trong giai đoạn 1954-1975.

Hình thành trong những năm chiến tranh và để phục vụ chiến tranh, nền giáo dục miền Bắc - trong khi tự nhận là một nền giáo dục cách mạng - lại mang đặc điểm rõ nhất là sự phi chuẩn. Nền giáo dục này được làm một cách duy ý chí, bỏ qua khá nhiều những yêu cầu của mọi nền giáo dục từ xưa tới nay phải theo. Tính phi chuẩn này bộc lộ rõ nhất trong quan niệm về mục đích ý nghĩa của giáo dục và cách tổ chức bộ máy giáo dục.

Về tất cả các phương diện cơ bản nói trên, giáo dục miền Nam được làm ngược với giáo dục miền Bắc. Điều này càng thấy rõ khi phân tích ba nguyên tắc căn bản dân tộc, nhân bản và khai phóng mà giáo dục miền Nam đề ra cho mình. Giáo dục miền Bắc có cách giải thích hoàn toàn khác về ba nguyên tắc ấy, thực chất là hoàn toàn xa lạ với những tiêu chuẩn của giáo dục hiện đại.

ABSTRACT

The author was educated in the North from childhood. The article presents his self-awareness of the education he had received, in comparison with the education in the South to initially clarify the differences between these two educations in the period of 1954-1975.

Established during the years of war and required to serve the war, the education system in the North, considered itself a revolutionary education,  had the characteristics of a non-standard education. Education is made voluntaristically, bypassing the requirements of every standard education system. That non-standard education is clearly reflected in the conception of the  significance and purposes of education and the organization of the education system.

For all the basic aspects mentioned above, the education in the South was quite contrary. That feature is quite apparent when analyzing three basic principles of humanism, nationalism, libertarianism in education that the South defined. In the North, these three principles are interpreted differently, which is completely unfamiliar with the standards of a modern education.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-12-09
Chuyên mục
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975)