Về sự phê phán chủ nghĩa kỳ thị dân tộc trong Bắc hành tạp lục của đại thi hào Nguyễn Du/Criticism of ethnic discrimination in Bắc hành tạp lục by eminent poet Nguyễn Du

  • Phạm Quang Ái

Tóm tắt

Bài viết phân tích một số bài thơ tiêu biểu mang tinh thần phê phán tư tưởng kỳ thị dân tộc của các tập đoàn phong kiến Trung Hoa trong tập thơ Bắc hành tạp lục của đại thi hào Nguyễn Du. Theo tác giả, trong tập thơ sứ trình này, trực tiếp hoặc gián tiếp, số bài thơ thể hiện cảm thức cảnh giác với Trung Hoa, mang hơi hướng phê phán, mỉa mai tư tưởng kỳ thị dân tộc ở các mức độ khác nhau, chiếm một tỷ lệ lớn, khoảng 80%. Vì vậy, có thể nói, đây là một tập nhật ký - thơ có giá trị như một tập “bị vong lục”, một cuốn “sách trắng” bằng thơ về đất nước và con người Trung Hoa. Ở đó, bộ mặt thật của các tập đoàn phong kiến Trung Hoa đã bị phơi bày: trong nước thì chúng bóc lột, đày đọa người dân lao động, ngoài nước thì chúng kỳ thị và xâm lược các nước nhỏ xung quanh, gây nên bao cảnh tang thương cho các dân tộc khác. Qua tinh thần phê phán ấy của Nguyễn Du, ta có thể thấy thấp thoáng ở vị đại thi hào Việt Nam một tư tưởng “thoát Hán” được bộc lộ.

ABSTRACT

 The article analyzes several typical poems in Bắc hành tạp lục (Travels to the North) by eminent poet Nguyễn Du criticizing ethnic discrimination of Chinese feudalism. According to the author, about 80% of the poems composed during Nguyễn Du’s travels, directly or indirectly, expressed the thought of vigilance over China with the inclination of criticizing and ironizing ethnic discrimination at various levels. So, it can be said that this is a poetic diary which is worth as much as a poetical “diplomatic memorandum” or a “white paper” about China and its people. In those poems, the true face of Chinese feudalism was exposed: Chinese people were exploited and doomed, and neighboring small countries were discriminated and invaded, causing sufferings to other peoples. Through Nguyễn Du’s critical thinking, we can see that a thought of “desinicization” was shown.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-09-11
Chuyên mục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ