Cộng đồng học giả và vai trò của cộng đồng học giả trong việc nghiên cứu Biển Đông/Epistemic communities and their role in the study of the East Sea

  • Trương Minh Huy Vũ
  • Nguyễn Việt Vân Anh

Tóm tắt

Cách đây hai mươi năm, nhà khoa học chính trị người Mỹ Peter M. Haas cho ra đời khái niệm “cộng đồng học giả” (epistemic community), giả định rằng các nhóm chuyên gia có thể ảnh hưởng lên nhìn nhận về lợi ích của những người làm chính sách. Các tiếp cận cộng đồng học giả được chú ý không những trong giới học thuật, mà cả chính trị với lý do chủ yếu nằm ở giả thuyết cộng đồng này có khả năng gia tăng ảnh hưởng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế (cụ thể là ở các vấn đề an ninh phi truyền thống) nếu thỏa mãn ở cấp độ cao một số điều kiện. Dựa trên cách tiếp cận này, bài viết đề xuất phương pháp tìm hiểu cộng đồng học giả xuyên quốc gia như một hướng nghiên cứu trong việc hợp tác và giải quyết các tranh chấp tại vùng Biển Đông. Thông qua sự hình thành và lan tỏa kiến thức của các cộng đồng học giả, những giải pháp thực dụng ngắn hạn kém thành công tại Biển Đông như hiện nay có thể biến đổi trở thành các cam kết mang tính thể chế hóa cao trong dài hạn. Đặc biệt hơn khi luồng nghiên cứu về an ninh quốc tế chủ yếu xoay quanh các phương pháp tiếp cận lấy nhà nước làm trung tâm, phương pháp tiếp cận cộng đồng học giả cung cấp một lăng kính mới để tìm hiểu về quá trình hoạch định chính sách.

ABSTRACT

 Twenty years ago, Peter M. Haas, an American political scientist, introduced the concept of “epistemic communities”, assuming that groups of specialists can influence the perspective on interests of policy makers. The approaches of epistemic communities are noticed by both academic and political circles mainly due to their ability of increasing influence in promoting international cooperation (namely non-traditional security issues) if some conditions are highly satisfied. Based on those approaches, the article proposed the method of studying epistemic communities as a target of transnational research in cooperation to resolve disputes in the East Sea. Through the knowledge dissemination of epistemic communities, short-term practical solutions for the East Sea can be transformed into long-term highly institutionalized undertakings. Especially when the study on international security mainly focuses on state-centered approach, the methods of epistemic communities give us new views to learn about the  policy planning  process.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-09-11
Chuyên mục
BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM