Cớ sao đổi tên chim én thành chim nhạn?/The problem of renaming “chim én” (swallow) into “chim nhạn” (wild goose)

  • Lê Mạnh Chiến

Tóm tắt

Én (Anh ngữ: Swallow; Pháp ngữ: Hirondelle; Hán ngữ: yến) và nhạn (Ngỗng trời, Anh ngữ: Greylag goose; Pháp ngữ: Oie sauvage; Hán ngữ: nhạn) là hai loại chim quen thuộc trong tâm thức của người Việt, chúng có mặt trong ca dao, tục ngữ và ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác như văn, thơ, nhạc, họa từ trước đến nay. Tuy nhiên, từ khoảng 40 năm trở lại đây, các nhà ngôn ngữ học và sinh vật học nước ta lại đổi tên chim én thành chim nhạn, rồi họ mô tả chim nhạn theo “quy định” mới, đúng như loại chim én trước đây. Mọi ý niệm về chim nhạn đã được định hình từ xưa đều bị xóa bỏ để nhường chỗ cho những quy định về chim “nhạn mới”? Bài viết đã dẫn chứng và phân tích những rắc rối, mâu thuẫn nan giải nảy sinh do việc đổi tên chim én thành chim nhạn trong việc học tập và giảng dạy tiếng Việt, tệ nhất là biến những câu thơ và những câu ca dao bất hủ trở thành thô kệch, ngớ ngẩn.

Vẫn biết các nhà ngôn ngữ học có lòng mong muốn cho từ ngữ tiếng Việt được rành mạch, chính xác. Nhưng ngôn ngữ lại biến đổi phức tạp, khó theo đúng những quy định hay phép tắc chặt chẽ. Nếu quá chú trọng uốn nắn sửa chữa để đạt mức chính xác như toán học thì nhiều khi dẫn đến những sai lầm rất tai hại, mà việc cố ý đổi tên chim én thành chim nhạn là một ví dụ điển hình.

ABSTRACT

Én (English: Swallow; French: Hirondelle; Chinese language: ) and nhạn (wild goose, English: Greylag goose; French: Oie Sauvage; Chinese language: ) are two familiar types of birds in the minds of Vietnamese people. So far, they have appeared in Vietnamese folk songs, proverbs, and in many other fields of arts, such as literature, poetry, music and painting, etc... However, from about 40 years ago till now, Vienamese linguists and biologists have renamed “chim én” (swallow) into chim nhạn (wild goose), and then they described “chim nhạn” (wild goose) under their “new regulation”, which is the same as chim én (swallow). The concept of wild goose which had been shaped in the past was eliminated to be superseded by the new regulation of “wild goose”. The article gives evidence and analyzes insolvable troubles and contradictions arising from the renaming of “chim én” (swallow) into “chim nhạn” (wild goose) in learning and teaching Vietnamese; especially, that has made immortal verses and folk songs clumsy and silly.

Vietnamese linguists are known to have desire for clear and accurate Vietnamese words and expressions, but every language has its own complicated modifications and is hard to conform to strict regulations or rules. If we attach exaggerated importance to the rectification of words to reach the mathematical accuracy, it will easly lead to disastrous mistakes, and the intentional renaming of “chim én” into “chim nhạn” is a typical example.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-02-06
Chuyên mục
TRAO ĐỔI