QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC - VẬN DỤNG VÀO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

  • Lê Thu Nguyệt
Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phương pháp; Giáo dục đạo đức; Sinh viên.

Tóm tắt

Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, trong những giai đoạn cách mạng khác nhau, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, nhất là đội ngũ sinh viên; xem
đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước; đồng thời
là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Quan điểm này luôn được quán triệt, thể
hiện một cách cụ thể trong các văn kiện, nghị quyết cũng như trong thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
công tác giáo dục của Đảng. Gần đây nhất, tại Đại hội XIII Đảng xác định: “Tăng cường giáo dục lòng
yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp
nhân dân nhất là thanh niên”, đồng thời, “đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp
hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế
hệ trẻ”. Từ những vấn đề trên, bài viết tập trung làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp giáo
dục đạo đức, trong đó vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay là vấn đề cần thiết, một
công việc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đây sẽ là cơ sở, tạo tiền đề giáo dục và rèn luyện, tình
cảm đạo đức cho sinh viên, có tác dụng hướng dẫn hành vi con người đạt giá trị cao nhất. Đây chính là sức
mạnh tinh thần giúp cho con người vươn tới chân, thiện, mỹ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-06
Chuyên mục
Khoa học, Giáo dục và Công nghệ