PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN CƠ SỞ PHÁT HUY SỨC MẠNH NỘI SINH CỦA VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

  • Giang Khắc Bình
Từ khóa: Nguồn lực nội sinh; Phát triển bền vững; Văn hóa dân tộc thiểu số; Vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Phát triển kinh tế-xã hội.

Tóm tắt

Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng phát triển văn hóa, khai thác giá trị, tiềm năng của văn hóa để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng ta đặt ra là xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; xây dựng văn hóa trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã nhấn mạnh: “Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phải toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số” (Quoc hoi, 2019). “Lợi thế, tiềm năng” ở đây không chỉ là những tài nguyên, khoáng sản mà trên hết là nguồn lực văn hóa, nguồn lực con người, là sức mạnh nội sinh to lớn của văn hóa dân tộc thiểu số mà cho đến nay vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-10
Chuyên mục
Chiến lược và Chính sách Dân tộc