MỐI QUAN HỆ GIỮA TRỐNG THẠCH TRẠI SƠN VỚI TRỐNG ĐỒNG CỦA VĂN HÓA ĐÔNG SƠN

  • Hảo Nguyễn Văn
Từ khóa: Trống đồng; Loại hình Thạch Trại Sơn; người Điền; Người Lạc Việt; Trống Lạc Việt; Văn hóa Đông Sơn.

Tóm tắt

Cuộc tranh luận của các học giả khảo cổ học về nguồn gốc của trống đồng kéo dài từ cuối thế kỷ 19 cho đến hôm nay vẫn chưa “hạ hồi phân giải”. Câu hỏi “Dân tộc nào sáng chế ra
trống đồng?”, “Trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam hay
miền Nam Trung Quốc?” vẫn đang là mối quan tâm sâu sắc, thu
hút sự vào cuộc nhiệt thành của giới làm khảo cổ học Việt Nam và
Trung Quốc, đặc biệt từ khi 19 chiếc trống đồng được khai quật tại
khu mộ cổ ở Thạch Trại Sơn (Tấn Ninh, Vân Nam, Trung Quốc)
(từ năm 1955 đến năm 1966) và được người Trung Quốc đặt tên là
trống Điền hay trống loại hình Thạch Trại Sơn, cho đến hôm nay.
Sau rất nhiều năm nghiên cứu, trải qua nhiều lần thực địa, qua
nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế với nhiều tranh luận
giữa các học giả chuyên ngành khảo cổ, tác giả bài viết đã đưa ra
nhiều luận điểm để khẳng định: Trống đồng không phải do người
Điền (Trung Quốc) sáng tạo ra, mà trống đồng thuộc về văn hóa
Đông Sơn của người Việt. Việc xác định mối quan hệ giữa trống
Thạch Trại Sơn (hay còn gọi là trống Điền của người Điền ở Vân
Nam, Trung Quốc) với trống đồng của văn hóa Đông Sơn cũng là
một trong những luận điểm quan trọng tiếp theo để làm sáng tỏ vấn
đề nguồn gốc trống đồng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-27
Chuyên mục
Văn hóa truyền thống và phát triển