SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI CA DONG Ở VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

  • Bùi Thị Bích Lan
  • Phạm Thị Hà Xuyên

Tóm tắt

Ở nước ta, việc xây dựng các công trình thủy điện đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nơi các công trình thủy điện được xây dựng đa phần là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số - những cộng đồng chủ yếu dựa trên một nguồn lực rất quan trọng trong đảm bảo sinh kế, đó là đất đai. Trong bối cảnh thiếu đất sản xuất phổ biến ở các địa bàn tái định cư, định hướng cho sản xuất nông nghiệp là phát huy tri thức địa phương kết hợp với tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật; chuyển đổi từ tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ở này cho thấy, không ít những trở ngại trong quá trình chuyển đổi đang được đặt ra như sự hạn chế về nguồn lực tự nhiên, tư duy sản xuất truyền thống hay tính phù hợp, hiệu quả của các mô hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật. Khi sản xuất nông nghiệp không đảm bảo an ninh lương thực thì một số hệ lụy tới đời sống người dân đang ngày càng bộc lộ rõ như vấn đề nghèo đói, giữ gìn bản sắc văn hóa, quan hệ xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, đặt ra vai trò của Nhà nước trong việc nghiên cứu, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp nhằm khai thác thế mạnh của địa phương và đảm bảo tính bền vững.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-21