So sánh việc sử dụng các chỉ số thực vật để tính trữ lượng sinh khối lúa bằng ảnh

  • Phan Thị Mai Hoa
  • Nguyễn Thị Cúc
  • Nguyễn Quốc Phi
  • Đỗ Văn Nhuận
  • Nguyễn Văn Dũng
Từ khóa: Chỉ số thực vật, cây lúa, trữ lượng sinh khối, NDVI

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá độ chính xác của các chỉ số thảm thực vật được lựa chọn để ước tính trữ lượng sinh khối trên mặt đất (AGB) của cây lúa bằng cách sử dụng hình ảnh Sentinel-2(mức 1C) tại huyện Giao Thuỷ, Nam Định. Phương pháp bán thực nghiệm được sử dụng để đánh giá và lập bản đồ AGB của cây lúa, bắt đầu bằng việc áp dụng phương trình tương quan để tính toán trữ lượng AGB theo loài cụ thể đo được trên thực địa. Các chỉ số thảm thực vật sử dụng gồm: Chỉ số Thực vật Khác biệt Chuẩn hóa (NDVI), Chỉ số Thực vật nâng cao (EVI) và Chỉ số thực vật có hiệu chỉnh phản xạ mặt đất (SAVI). Phân tích hồi quy giữa NDVI/SAVI/EVI và AGB cho phương trình và hệ số xác định lần lượt là Y = 346,45x - 156,98 (R2 = 0,853), Y = 331,93x - 221,96 (R2 = 0,631), và Y = 285,45x - 114,84 (R2 = 0,481). Sai số tiêu chuẩn (SE) lần lượt là 5,89, 4,89 và 8,91 tấn/ha đối với NDVI, SAVI và EVI. Dựa vào hệ số xác định và sai số tiêu chuẩn, ước tính trữ lượng sinh khối, bao gồm NDVI như một biến độc lập, được coi là chính xác và có độ tin cậy hơn các chỉ số thảm thực vật khác được thử nghiệm trong nghiên cứu này. Chỉ số NDVI có thể được áp dụng để ước tính sinh khối lúa của vùng nghiên cứu và làm cơ sở khoa học để quản lý, quy hoạch phát triển sản xuất lúa hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-08
Chuyên mục
Khoa học Công nghệ