Đánh giá chất lượng phôi các giai đoạn khi nuôi cấy trong môi trường nồng độ oxy thấp

  • Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Đình Tảo
  • Nguyễn Linh Chi*, Ngô Thị Tường Châu
  • Nguyễn Ngọc Diệp
Từ khóa: IVF, môi trường nuôi cấy, nồng độ oxy thấp, nuôi cấy phôi nang

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá chất lượng phôi dựa vào hình thái khi nuôi cấy ở nồng độ oxy thấp (5%) ở các giai đoạn phát triển của phôi: ngày 3, ngày 5. Phương pháp: đánh giá phân tích dựa trên 168 chu kỳ IVF/ICSI từ tháng 10/2019 đến tháng 2/2021, sử dụng 2 loại tủ nuôi cấy: tủ nuôi cấy 3 khí K-system G-210 (Úc) (5% O2, 5% CO2, 90%N2) và tủ nuôi cấy 2 khí Thermo Scientific 371 (Đan Mạch) (5% CO2, 75%N2 và sử dụng nồng độ oxy theo khí quyển). Noãn trưởng thành (MI và MII) được nuôi cấy trong môi trường đa bước G1-PLUSTM (Vitrolife) đến ngày 3, và thay sang môi trường G2-PLUSTM (Vitrolife) từ ngày 3 đến ngày 5. Lựa chọn bệnh nhân <37 tuổi, AMH>1,2 ng/ml, AFC≥4. Phôi sẽ được kiểm tra ngày thụ tinh, ngày 3 và 5. Kết quả: chất lượng của phôi ngày 3 không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm nuôi cấy (tỷ lệ phôi tốt và trung bình chiếm 77,28±4,62% và 77,99±5,03% với p>0,05, số lượng phôi xấu chiếm 1,71±0,38 so với 1,97±0,49 với p>0,05). Kết quả phôi ngày 5 cho thấy, tỷ lệ phôi phát triển từ ngày 1 lên ngày 5, cũng như tỷ lệ phôi loại tốt và trung bình có chiều hướng tăng cao hơn (p<0,05) ở nồng độ oxy thấp so với nhóm oxy 20% (lần lượt là 57,79±3,60% so với 53,05±4,50% và 78,62±4,42% so với 70,97±5,67%). Kết luận: nuôi cấy phôi trong môi trường nồng độ oxy thấp giúp phôi phát triển đến giai đoạn ngày 5 tốt hơn so với khi nuôi cấy ở nồng độ khí quyển.

Tác giả

Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Đình Tảo

Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông

Nguyễn Linh Chi*, Ngô Thị Tường Châu

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguyễn Ngọc Diệp

Học viện Quân y

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-24