Nghiên cứu phương pháp xác định hệ số phát tán CH4 trong khai thác than lộ thiên ở vùng Quảng Ninh.

  • Hà Quang Anh*, Lý Việt Hùng
  • Đào Văn Chi
Từ khóa: biến đổi khí hậu, hệ số phát tán, khí nhà kính, lộ thiên

Tóm tắt

Bài báo trình bày phương pháp tiếp cận và kết quả ước tính lượng phát thải khí CH4 để xây dựng hệ số phát tán CH4 cho mỏ lộ thiên tại vùng than Quảng Ninh. Hai mỏ lộ thiên lớn là Núi Béo và Cao Sơn đã được lựa chọn để khảo sát, thu thập số liệu. Thông qua việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp đo khí CH4 trực tiếp bằng buồng đo khí (đã được áp dụng tại một số quốc gia), lượng khí CH4 phát tán từ mỏ lộ thiên được thu thập và tính toán. Theo đó, phát tán khí CH4 có sự khác nhau giữa các mỏ về tổng lượng và cả biên độ. Cụ thể: tại mỏ Cao Sơn, tổng lượng phát tán CH4 trung bình là 19.032,87 m3 với biên độ giữa lượng phát tán cao và thấp là 73,14%; các con số tương ứng tại mỏ Núi Béo là 2.684,47 m3 và 76,38%. Hệ số phát tán CH4 trung bình tại mỏ lộ thiên được tính toán nằm trong khoảng 0,0850 m3/tấn và 0,0225 m3/tấn than nguyên khai tương ứng với mức phát tán cao và mức phán tán thấp. Những giá trị này khá tương đồng với hệ số phát tán CH4 trong khai thác than lộ thiên của Đức (0,015 - than Lignite), Canada (0,088 - than Lignite; 0,19 - than Bitum), Nam Phi (0,002÷0,064 - than Bitum). Đây là cơ sở khoa học để đề xuất hệ số phát tán CH4 quốc gia trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở Việt Nam.

Tác giả

Hà Quang Anh*, Lý Việt Hùng

Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp

Đào Văn Chi

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-02-18