KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DUNG MÔI VÀ NỒNG ĐỘ ZnO TỚI HIỆU QUẢ PHÁT QUANG CỦA GREEN-QDLEDS ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ HIỂN THỊ

  • Tuan Canh Nguyen Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Duc Cuong Nguyen Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Thi Thao Vu Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Phuong Hoai Nam Nguyen Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Dinh Tu Bui Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Woon-Seop Choi Trường Điện tử và Kỹ thuật màn hình, Đại học Hoseo, Asan, Chungnam, Hàn Quốc
Từ khóa: Vật liệu chấm lượng tử, điốt phát quang chấm lượng tử (QD-LEDs), hạt nano ZnO

Tóm tắt

Điốt phát quang chấm lượng tử (QD-LED) được tập trung nghiên cứu và ứng dụng trong các thiết bị hiển thị thế hệ mới bởi những đặc tính điện và quang vượt trội của vật liệu chấm lượng tử so với những vật liệu truyền thống. Trong nghiên cứu này, vật liệu hạt nano ZnO được tổng hợp và ứng dụng là lớp vận chuyển điện tử trong cấu trúc linh kiện đa lớp. Tiếp đó, điốt QD-LED đa lớp có cấu trúc ITO-Glass/PEDOT:PSS/PVK/Green-QDs/ZnO/Al/Encap được chế tạo bằng các phương pháp quay phủ, bốc bay nhiệt chân không. Ảnh hưởng của các dung môi lên lớp phát xạ cũng như nồng độ dung dịch hạt nano ZnO tới hiệu quả phát xạ của QDLED được nghiên cứu và khảo sát. Với các thông số tối ưu, linh kiện QD-LED đạt cường độ tối đa 9865 cd/m2, hiệu suất phát sáng là 13,84 cd/A và hiệu suất lượng tử ngoại - EQE là 3,68%, điện áp bắt đầu hoạt động ở 6,0 V.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-24
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC