ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA VẢI DỆT THOI LEN VÀ POLYESTER PHA LEN

  • Lưu Thị Tho Khoa Công nghệ may và Thiết kế thời trang, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Mai Thị Thanh Hương Khoa Kỹ thuật may và Thời trang, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang
Từ khóa: Vải dệt thoi, polyester pha len, độ mao dẫn, độ không nhàu, độ thoáng khí, độ co sau giặt của vải

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả đánh giá một số đặc tính của vải dệt trên 5 mẫu vải dệt thoi len và polyester pha len có tỉ lệ thành phần nguyên liệu khác nhau được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Dệt lụa Nam Định để nghiên cứu. Các đánh giá được thực hiện liên quan đến độ mao dẫn của vải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5073-90, độ không nhàu của vải xác định theo tiêu chuẩn TCVN 7425:2004, độ thoáng khí của vải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5092:2009, độ co của vải sau giặt được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 8041:2009 ISO 5077:2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần nguyên liệu của vải có ảnh hưởng đến một số đặc tính của vải gồm mẫu vải PLE1 (LE (P/W/C 29,5/70/0,5) có khả năng mao dẫn cao nhất theo hướng dọc và hướng ngang, tương ứng là 0,83 cm/phút và 0,93 cm/phút; mẫu vải PLE2 có góc hồi nhàu lớn nhất theo hướng dọc đạt 174,5o với hệ số chống nhàu là 96,4%; mẫu vải PLE3 có độ thoáng khí tốt nhất đạt 53,3 cm3/s/cm2; mẫu vải LE đó độ co cao nhất theo hướng dọc đạt 1,8%; mẫu vải PLE3 có độ co cao nhất theo hướng ngang đạt 4,0%. Kết quả nghiên cứu có thể gợi ý cho nhà thiết kế sản phẩm dệt may tham khảo để lựa chọn nguyên liệu phù hợp khi thiết kế đáp ứng yêu cầu sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2025-05-16
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC