Tình hình nhiễm giun tròn ở đường tiêu hóa của dê nuôi tại TỈnh Trà Vinh và thử nghiệm thuốc tẩy trừ

  • Nguyễn Thị Kim Quyên
  • Huỳnh Văn Tuấn
  • Nguyễn Văn Vui
  • Trương Văn Hiểu
Từ khóa: Giun tròn đường tiêu hóa, dê, tỷ lệ nhiễm, hiệu quả tẩy trừ, Trà Vinh

Tóm tắt

Đề tài “Tình hình nhiễm giun tròn ở đường tiêu hóa của dê nuôi tại tỉnh Trà Vinh và thử nghiệm thuốc tẩy trừ ”đã được thực hiện tại 3 huyện: Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh từ 1/4/2019 đến 30/12/2019. Tổng số 360 mẫu phân dê đã được thu thập và kiểm tra giun tròn bằng phương pháp phù nổi, kết quả kiểm tra cho thấy tỷ lệ dê bị nhiễm giun tròn là 59,7%. Định danh và phân loại trứng giun tròn ký sinh ở dê theo phương pháp truyền thống cho thấy dê nuôi ở cả 3 địa điểm khảo sát đều bị nhiễm trứng của 3 loài giun tròn là Heamonchus contortus (58,3%), Trichocephalus ovis (47,2%) và Oesophagostomum sp. (12,8%). Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên dê tăng dần theo lứa tuổi. Kết quả mổ khám cho thấy tỷ lệ dê bị nhiễm trứng giun tròn là 74,4%. Tỷ lệ dê bị nhiễm tăng dần theo lứa tuổi: dê ở độ tuổi < 1 năm tuổi, 1-2 năm tuổi và > 2 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm giun tròn lần lượt là 53,3%; 76,7% và 93,3%. Có 3 loài giun tròn được tìm thấy ký sinh ở đường tiêu hóa của dê, đó là Heamonchus contortus, Trichocephalus ovis và O. columbianum. Thử nghiệm tẩy trừ giun tròn trên dê bằng 2 loại thuốc albendazole (uống) với liều 5 mg/kg thể trọng và liều 7,5 mg/kg thể trọng, thuốc fenbendazole (uống) với liều 5 mg/kg thể trọng và liều 10 mg/kg thể trọng cho hiệu quả tẩy trừ là 100%. Hai loại thuốc này đều an toàn trên dê, không gây phản ứng phụ trong suốt quá trình thử nghiệm

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-11
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học